Giá trị thu hồi (Salvage Value) là gì?

Ảnh minh họa. Nguồn: WallStreetMojo

Giá trị thu hồi (Salvage Value)

Định nghĩa

Giá trị thu hồi hoặc còn gọi là giá trị còn lại trong tiếng Anh được gọi là Salvage Value.

Giá trị thu hồi là giá trị sổ sách dự tính của một tài sản sau khi quá trình khấu hao hoàn tất, dựa trên những gì công ty mong đợi có thể thu được từ việc bán tài sản sau khi hết thời gian sử dụng hữu ích.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Triết lý kinh doanh là gì? Nội dung triết lý và hình thức biểu hiện?

Giá trị thu hồi có thể được hiểu đơn giản là giá trị của tài sản sau khi vòng đời của tài sản đó kết thúc.

Giá trị thu hồi ước tính của một tài sản là một yếu tố quan trọng trong việc tính toán kế hoạch khấu hao.

Đặc điểm của giá trị thu hồi

– Giá trị thu hồi ước tính có thể được xác định cho bất kỳ tài sản nào mà công ty sẽ khấu hao trong sổ sách theo thời gian.

– Mỗi công ty có tiêu chuẩn riêng để ước tính giá trị thu hồi. Một số công ty có thể trích khấu hao toàn bộ giá trị tài sản nếu giá trị thu hồi của tài sản rất nhỏ.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Tổng quan

– Nói chung, giá trị thu hồi rất quan trọng vì nó sẽ là giá trị của tài sản trên sổ sách sau khi khấu hao hoàn toàn. Giá trị thu hồi dựa trên giá trị công ty dự kiến thu được từ việc bán tài sản sau thời gian sử dụng.

– Một số phương pháp khấu hao phổ biến bao gồm phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight line method), phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (Reducing balance method), phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng (Sum of years’ digits method), phương pháp khấu hao theo sản lượng (Units of Production Method).

– Tuỳ thuộc vào phương pháp khấu hao và kỳ vọng về giá trị thu hồi, công ty sẽ lựa chọn kế hoạch khấu hao phù hợp.

Lưu ý:

– Nếu công ty không chắc chắn về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, công ty có thể ước tính thời gian sử dụng thấp hơn và giá trị thu hồi cao hơn để ghi nhận giá trị tài sản trên sổ sách sau khi khấu hao hết hoặc bán với giá trị thu hồi.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   No Brand là gì? OEM là gì? Thế nào là hàng OEM?

Ví dụ

* Trong trường hợp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng

– Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp khấu hao cơ bản nhất. Nó bao gồm chi phí khấu hao cố định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng hữu ích cho đến khi toàn bộ tài sản được khấu hao đến giá trị thu hồi.

Giả sử công ty X mua một tài sản cố định trị giá 5.000 đô la. Công ty xác định giá trị thu hồi là 1.000 đô la và thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm.

Dựa trên những giả định này, chi phí khấu hao hàng năm bằng phương pháp đường thẳng sẽ là:

(Giá trị ban đầu – Giá trị thu hồi) / Thời gian sử dụng hữu ích

(5.000 – 1.000) / 5 = 800 đô la/năm

Điều này dẫn đến tỷ lệ khấu hao là 20% (800/4.000).

(Tham khảo: Investopedia)

You May Also Like

About the Author: admin