Nhạc giao hưởng là gì? Nguồn gốc, các bản nhạc bất hủ thế giới
Cùng với opera, Jazz, giao hưởng là một trong số những dòng nhạc rất kén người nghe và mang tính hàn lâm cao đòi hỏi người nghe phải có “gu” mới thưởng thức được tường tận nét đẹp của nó. Vậy nhạc giao hưởng là gì? Nguồn gốc hình thành, đặc điểm của dòng nhạc này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này để được giải đáp nhé!
Nhạc giao hưởng là gì?
Giao hưởng là một phần của nhạc cổ điển, vậy nhạc giao hưởng được định nghĩa như thế nào?
Khái niệm nhạc giao hưởng là gì?
Nhạc giao hưởng bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là hòa hợp âm hưởng, dùng để chỉ các tác phẩm viết cho dàn nhạc biểu diễn, hòa phối với nhau trong một không gian lớn. Một dàn nhạc giao hưởng thường gồm rất nhiều bộ nhạc cụ kết hợp với nhau chủ yếu là bộ dây, bộ đồng, bộ khí và bộ gõ, có tới 30 – 100 nhạc công cùng chơi một lúc và 1 nhạc trưởng duy nhất điều khiển cả dàn nhạc.
Nhạc giao hưởng tiếng Anh là gì?
Nhạc giao hưởng tiếng Anh là Symphony – nguồn gốc của từ này là từ tiếng Hy Lạp cổ συμφωνία (symphonia) dịch ra có nghĩa là sự hòa âm của âm thanh.
>>> Tham khảo thêm các bài viết:
- Nhạc Blues là gì? Nguồn gốc, lịch sử phát triển của nhạc blues
- Nhạc R&B là gì? Dòng nhạc cuốn hút qua từng thập kỷ
Nguồn gốc của nhạc giao hưởng
Không có mốc thời gian ghi lại chính xác giao hưởng ra đời từ khi nào, khái niệm Symphonia được sử dụng trong nhạc lý từ cuối thời Hy Lạp và Trung cổ. Vào thời Trung cổ, thánh Isidore xứ Seville sử dụng từ này để chỉ một loại trống 2 đầu. Từ năm 1155 – 1377, thuật ngữ này lại được dùng để chỉ nhiều nhạc cụ khác nhau.
Tới mãi thế kỷ 16 – 17, Symphony mới xuất hiện trong các tựa đề các tác phẩm âm nhạc với những cái tên đi đầu như: Giovanni Gabrieli với Sacrae symphoniae và Symphoniae sacrae, liber secundus, Adriano Banchieri với Eclesiastiche sinfonie, dette canzoni in aria francese, per sonare,… Vào thời kỳ Baroque, nhạc giao hưởng xuất hiện trong hàng loạt các tác phẩm và được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.
Các thời kỳ phát triển của nhạc giao hưởng
Nhạc giao hưởng hay Symphony được chia thành các thời kỳ chính bao gồm: Baroque, Cổ điển, Lãng mạn và Hiện đại.
Thời kỳ Baroque
Thời kỳ Baroque rơi vào khoảng thế kỷ thứ 17 khi mà thuật ngữ giao hưởng được sử dụng phổ biến hơn trong các tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên trong thời kỳ này người ta còn dùng lẫn lộn với thuật ngữ như overture, sinfonia và giao hưởng với nhau. Thời kỳ này do còn nhiều hạn chế về nhạc cụ cũng như dàn nhạc mà hầu hết các tác phẩm sẽ không ghi rõ phần này cho nhạc cụ nào chơi, một bài có thể được chơi liên tục từ một cây đàn cello hay violin. Tất nhiên khi có ngân sách đủ lớn, các tác phẩm nhạc giao hưởng vẫn sẽ được chơi với đầy đủ nhạc cụ hơn.
Thời kỳ Galant và cổ điển
Vào thế kỷ 18, nhạc giao hưởng trở thành dòng nhạc được giới quý tộc yêu thích, địa điểm sáng tác tốt nhất vào lúc bấy giờ chính là ở Viên – Áo bởi các quý tộc sẵn sàng hỗ trợ cho các cơ sở âm nhạc. Giao hưởng trong thời kỳ này thường gắn với bộ dây, viết bài thành các phần khác nhau và chia trực tiếp là violin thứ nhất, violin thứ hai, viola, bass, cello. Trong thời kỳ này bắt đầu có sự bổ sung các nhạc cụ khác vào trong một dàn nhạc cổ điển như sáo, kèn trumpet, timpani.
Bố cục của nhạc giao hưởng trong thời kỳ Galant và cổ điển trở thành một hình thức 3 chuẩn động tiêu chuẩn với 4 chương. Sau quá trình tiến hóa thì hình thức 4 chuyển động xuất hiện bao gồm:
- Một bản sonata hoặc allegro mở đầu.
- Một chuyển động chậm, chẳng hạn như andante.
- Một minuet hoặc scherzo với bộ ba.
- Một allegro, rondo, hoặc sonata.
Các nhà soạn nhạc giao hưởng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này phải kể tới những cái tên như Haydn, Mozart.
Thời kỳ lãng mạn
Thời kỳ lãng mạn bắt đầu từ thế kỷ 19, trong giai đoạn này, nhạc giao hưởng đã được đưa lên một tầm cao mới với sự xuất hiện của thiên tài soạn nhạc Beethoven. Một loạt các bản giao hưởng do Beethoven sáng tác vượt qua cả các nhà soạn nhạc đại tài vào thời kỳ trước đó như bản giao hưởng số 3, số 5, số 6 và số 9.
Trong giai đoạn này, dàn nhạc giao hưởng tiếp tục được hoàn thiện với quy mô mở rộng, nhạc cụ đầy đủ hơn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa trống trầm, tam giác và chũm chọe tạo nên màu sắc âm nhạc riêng. Ngoài việc thêm nhạc cụ, nhạc giao hưởng trong thời gian này cũng được bổ sung thêm các nhạc công và chơi nhiều bộ phận hơn, kéo theo đó là các phòng hòa nhạc cũng được mở rộng hơn rất nhiều.
Nhạc giao hưởng từ hậu lãng mạn sang hiện đại
Từ cuối thế kỷ 19 cho tới thế kỷ 20, nhạc giao hưởng có sự phát triển nhiều hơn về phong cách và nội dung soạn viết. Các nhà soạn nhạc nổi tiếng trong giai đoạn này có thể kể tới như Gustav Mahler, Jean Sibelius, Carl Nielsen, Igor Stravinsky, Bohuslav Martinů, Roger Classes, Sergei Prokofiev. Từ giữa thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, nhạc giao hưởng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hậu hiện đại, không phát triển hưng thịnh như các thời kỳ trước.
Đặc điểm của nhạc giao hưởng là gì?
Cũng giống như nhiều dàn nhạc quy mô lớn khác, nhạc giao hưởng cũng có một số điểm đặc trưng riêng có như sử dụng nhiều bộ nhạc cụ khác nhau, biểu diễn theo sự chỉ đạo của nhạc trưởng.
Nhạc trưởng – người nắm giữ vị trí quan trọng trong dàn nhạc
Trong một buổi biểu diễn nhạc giao hưởng bạn sẽ thấy một người đứng cầm một đũa nhạc vẩy qua vẩy lại tưởng chừng như không có tác dụng nhưng đây chính là nhạc trưởng người giúp cho cả một dàn nhạc với hàng trăm nhạc công, nhạc cụ khác nhau có thể kết hợp hài hòa với nhau tạo ra một giai điệu thống nhất.
Nhạc trưởng giúp giữ nhịp độ của dàn nhạc, ra dấu hiệu khi có bar nhạc mới, căn thời gian cho từng nhạc cụ trong dàn nhạc. Người nhạc trưởng phải thực sự có tốt chất cảm thụ nhạc để có thể đưa được cảm xúc của mình tới các nhạc công, truyền tải thông điệp từ người sáng tác bản nhạc tới khán giả nghe.
Các nhạc cụ trong nhạc giao hưởng
Trong một dàn nhạc giao hưởng thường xuất hiện các nhạc cụ chính như:
- Bộ dây (string): Bộ dây là bộ quan trọng nhất trong một dàn nhạc giao hưởng gồm các nhạc cụ như Violin, Cello, Viola, Double bass.
- Bộ gỗ (woodwinds): Hay còn được gọi là bộ khí bao gồm các nhạc cụ như flute, oboa, clarinet, basson, ngày nay thì nhiều nhạc cụ được chuyển sang chế tác từ kim loại nhưng về chức năng và tên gọi thì không thay đổi.
- Bộ đồng (brass): Bộ đồng thường gồm các nhạc cụ có dạng kèn chẳng hạn như trumpet, trombone, tuba, French horn (kèn săn).
- Bộ gõ (percussion): Sử dụng động tác gõ để chúng tạo ra âm thanh tiêu biểu như Timbales, Tambourine.
Biểu diễn nhạc giao hưởng
Biểu diễn nhạc giao hưởng thường được phân theo khu, khu nhạc công chuyên chơi cello, khu chơi violin, khu chơi kèn, trống,…. Không giống với một ban nhạc thông thường, dàn nhạc công biểu diễn nhạc giao hưởng thường khá đông từ vài chục cho tới hàng trăm người, tất cả sẽ chơi nhạc theo sự chỉ huy của nhạc trưởng. Nhiều người xem biểu diễn giao hưởng đều thấy nó không chỉ là âm nhạc mà còn là tác phẩm nghệ thuật khi thấy hàng trăm người phối hợp với nhau thật đẹp mắt.
Các nhà soạn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới
Sự thành công của nhạc giao hưởng gắn liền với tên tuổi của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như: Joseph Haydn, Ludwig van Beethoven, Pyotr Tchaikovsky, Wolfgang Amadeus Mozart.
Joseph Haydn
Franz Joseph Haydn là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo, ông được ví là cha đẻ của thể loại giao hưởng hay cha đẻ của bộ tứ tấu dây. Haydn vốn là một nhà soạn nhạc cung đình cho một gia tộc giàu có ở Viên, ông cũng là thầy dạy của hai nhà soạn nhạc đại tài sau này là Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven. Một số bản nhạc giao hưởng bất hủ của Haydn có thể kể tới như:
- Giao hưởng số 6: Buổi sáng.
- Giao hưởng số 7: Buổi trưa.
- Giao hưởng số 8: Buổi chiều.
- Giao hưởng số 31: Bản giao hưởng với các tín hiệu của kèn Cor.
- Giao hưởng số 44: Tang lễ.
- Giao hưởng số 45: Từ biệt.
- Giao hưởng số 82-87: 6 giao hưởng Paris.
- Giao hưởng số 92: Giao hưởng Oxford.
Ludwig van Beethoven
Ludwig van Beethoven là nhà soạn nhạc đại tài người Đức, là một trong những người tiêu biểu nhất trong nền âm nhạc thế giới có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả sau này. Các bản giao hưởng nổi tiếng thế giới của Beethoven có thể kể tới như:
- Giao hưởng số 2 Rê trưởng.
- Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca).
- Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh).
- Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê).
- Giao hưởng số 7 La trưởng.
- Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui).
Pyotr Tchaikovsky
Pyotr Ilyich Tchaikovsky là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga trong thời kỳ lãng mạn. Ông là nhà soạn nhạc người Nga đầu tiên gây ấn tượng với toàn thế giới với chất giao hưởng đầy trữ tình và kịch tính. Những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới của Tchaikovsky có thể kể tới như:
- Bản giao hưởng số 1: Những ước mơ và con đường mùa đông.
- Symphony No. 5 in E minor, Op. 64.
- Symphony No. 6 in B minor, Op. 74 “Pathétique”.
- Symphony No. 4 in F minor, Op. 36.
- Romeo and Juliet, Fantasy Overture.
- 1812 Overture, Op. 49.
- Swan Lake Suite.
- The Nutcracker Suite.
Wolfgang Amadeus Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart là nhà soạn nhạc người Áo quan trọng, có ảnh hưởng rất nhiều với thể loại nhạc giao hưởng ở châu Âu. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ rất sớm, bắt đầu chơi nhạc từ năm 3 tuổi và sáng tác nhạc từ thời niên thiếu. Các bản nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới của Mozart có thể kể tới như:
- Giao hưởng Paris, số 31.
- Symphony No. 40 in G minor, Okay. 550.
- Symphony No. 41 in C main, Okay. 551 “Jupiter”.
- Symphony No. 25 in G minor, Okay. 183.
- Symphony No. 29 in A serious, Okay. 201.
- Symphony No. 35 in D main, Okay. 385 “Haffner”.
- Symphony No. 38 in D main, Okay. 504 “Prague”.
Các bản nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới
Dưới đây là danh sách các bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất thế giới vẫn được yêu thích cho tới ngày nay bạn có thể tham khảo, thưởng thức:
Beethoven – Symphony No. 9 in D minor, Op. 125
Tchaikovsky – Symphony No. 5 in E minor, Op. 64
Brahms – Symphony No. 1 in C minor, Op. 68
Dvořák – Symphony No. 9 in E minor, Op. 95 “From the New World”
Mahler – Symphony No. 5 in C-sharp minor
Mozart – Symphony No. 41 in C main, Okay. 551 “Jupiter”
Shostakovich – Symphony No. 5 in D minor, Op. 47
Stravinsky – The Ceremony of Spring
Vivaldi – The 4 Seasons
Rachmaninoff – Symphony No. 2 in E minor, Op. 27
Nghe nhạc giao hưởng bằng dàn âm thanh gia đình được không?
Không có gì tuyệt vời bằng việc bạn được thưởng thức bản nhạc giao hưởng ngay tại các nhà hát lớn và được biểu diễn bởi các dàn nhạc chuyên nghiệp. Tuy nhiên nếu không có thời gian hoặc không có điều kiện để đi tới các nhà hát thì bạn hoàn toàn có thể thưởng thức chúng tại nhà bằng những dàn âm thanh thực sự chất lượng.
Hãy chọn loa nghe nhạc, loa karaoke của các thương hiệu nổi tiếng kết hợp với đó là các thiết bị xử lý âm thanh chất lượng như bàn mixer, vang cơ, vang số, cục đẩy công suất. Có như vậy âm thanh ra loa mới đảm bảo được độ trong trẻo, mượt mà, sống động y như bạn được nghe cả một dàn giao hưởng chơi trước mặt bạn vậy.
Những điều thú vị về nhạc giao hưởng có thể bạn chưa biết!
Sau khi đã tìm kiểu về khái niệm nhạc giao hưởng là gì cũng như những đặc điểm nổi bật của thể loại nhày này chúng tôi sẽ bật mí tới các bạn một số điều thú vị về thể loại nhạc này!
Ai là cha đẻ của nhạc giao hưởng?
Trả lời: Nhà soạn nhạc người áo – Franz Joseph Haydn được coi là cha đẻ của nhạc giao hưởng (Symphony), ông cũng chính là thầy dạy cho 2 nhà soạn nhạc đại tài thế hệ sau chính là Mozart và Beethoven.
Tại sao nhiều người gọi nhạc giao hưởng là nhạc hàn lâm, nhạc bác học
Trả lời: Sở dĩ nhạc giao hưởng được gọi là nhạc hàn lâm, nhạc bác học là bởi để chơi được dòng nhạc này đòi hỏi có kiến thức và sự tập trung, kiên trì cao và kể cả những khán giả muốn thưởng thức được cũng phải có nền tảng học thuật râu rộng mới thấy được vẻ đẹp trong bản nhạc. Tất nhiên đây là quan điểm của một số người, còn nhạc giao hưởng là để cho tất cả mọi người thưởng thức, cảm nhận.
Giao hưởng kén người nghe nhưng tại sao vẫn được yêu thích
Trả lời: Mặc dù nhạc giao hưởng rất kén người nghe những vẫn được yêu thích bởi chúng tạo cho người nghe cảm giác bình yên, thoải mái tinh thần, truyền cảm hứng từ tác giả tới tai người nghe, kích thích trí tuệ cũng như cảm xúc của mỗi người tới một thế giới âm thanh riêng. Nghe và thưởng thức các bản giao hưởng cũng như nhìn lại lịch sử, văn hóa của nhân loại, gắn kết các thế hệ với nhau.
Trên đây là bài viết giới thiệu khái niệm nhạc giao hưởng là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của dòng nhạc này cũng như những bản nhạc giao hưởng hay nhất mọi thời đại. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về thể loại nhạc này cũng như có những giây phút giải trí thư giãn trọn vẹn nhất với chúng. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.