GIÚP TRẺ SÁNG TẠO, TÁI SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ CHƠI

Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non-mẫu giáo, trẻ rất thích được chơi, thích tìm tòi và khám phá những điều mới lạ. Trẻ luôn yêu thích những món đồ chơi do chính mình làm ra, giáo viên lớp lá 2 đã tận dụng các nguồn nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhằm phát triển sáng tạo cho trẻ, thuận lội, tiết kiệm và hiệu quả.

Cô Đàm Huỳnh Ngọc Nguyên giáo viên lớp lá 2 đã đề ra một số biện pháp tái sử dụng các loại nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và mang lại hiệu quả cao.

Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt các nguyên vật liệu mở làm đồ dùng đảm bảo an toàn và đẹp mắt

Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, dễ tìm. Những vật liệu chủ yếu được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở lớp,…

Nguyên vật liệu từ thiên nhiên: Vỏ ốc, vỏ sò, rơm, gỗ, tre, trúc, lá cây, hột hạt,… những nguyên vật liệu này dễ tìm thấy và gần gũi với trẻ.

Nguyên vật liệu tái chế: chai nhựa, giấy bìa, tạp chí, thùng giấy,… Đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú, dễ kiếm để làm thành những món đồ dùng, đồ chơi đa dạng, hấp dẫn trẻ.

Nguyên vật liệu mua sẵn: giấy màu, nỉ, keo, nước sơn,… Chúng rất phong phú về chủng loại.

Không những thế, hằng ngày giáo viên còn hướng dẫn trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu khi trẻ ăn quà bánh có cái hộp, chai nhựa, muỗng nhựa,… cuối mỗi ngày rửa sạch, phơi khô, khi cần sẽ lấy ra sử dụng.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Hiểu đúng về phong cách Street Style và cách phối đồ chuẩn chỉnh nhất

Lưu ý khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế luôn luôn đảm bảo sạch sẽ và an toàn.

Các nguyên vật liệu làm đồ chơi cho trẻ không sắc, nhọn, dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ, các loại hột hạt không quá nhỏ so với kích thước quy định về đồ dùng đồ chơi mầm non.

Các nguyên vật liệu được tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ

Phát triển năng lực sáng tạo

Với mục tiêu kích thích những xúc cảm, tình cảm tích cực, khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ niềm vui, sự hứng thú với các bạn về những món đồ chơi trẻ yêu thích với mục đích gợi cho trẻ những đặc điểm nổi bật nhất của đồ chơi tạo tiền đề cho trẻ sáng tạo cho việc làm đồ dùng đồ chơi.

Thông qua thời điểm thích hợp (giờ đón trẻ, giờ trả trẻ, hoạt động vui chơi, hoạt động chiều) để trẻ được kể về đồ chơi yêu thích của mình. Khuyến khích để nhiều trẻ được kể về đồ chơi mình yêu thích. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tự kể về đồ chơi, giáo viên có thể gợi ý bằng một số câu hỏi như: “Con thích đồ chơi nào nhất?”, “Ai tặng/mua cho con?”, “Đồ chơi có màu gì?”, “Đồ chơi được làm bằng gì?”, “Đồ chơi gồm những phần/bộ phận nào?”, “Con chơi với đồ chơi đó như thế nào?”, “Vì sao con thích đồ chơi đó?”, “Con đặt tên cho đồ chơi đó là gì?… Đồng thời gợi ý để trẻ nói về những cảm xúc của bản thân khi được bố mẹ (người lớn) mua/làm cho đồ chơi.

Có Thể Bạn Quan Tâm :  

Trẻ xem các video đồ chơi quan sát đặc điểm khái quát các bộ phận của đồ chơi

Xây dựng ý tưởng, tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ.

Căn cứ vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên xây dựng ý tưởng và cùng trẻ đàm thoại về cách làm. (Với đồ chơi này ta cần phải làm như thế nào và cần những nguyên vật liệu nào; có thể thay thế nguyên vật liệu khác được không? Vì sao?)

Trò chuyện cùng trẻ trước khi trẻ bắt tay vào công việc và trong quá trình làm đồ chơi nhằm giúp trẻ gợi nhớ lại những đặc điểm của đồ chơi (màu sắc, chất liệu, những bộ phận cơ bản của đồ chơi, cách đính các bộ phận với nhau) tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được tham gia trả lời các câu hỏi và khuyến khích trẻ nêu lên các ý tưởng làm đồ chơi của mình.

Với việc cho trẻ làm đồ dùng – đồ chơi từ nguyên vật liệu mở cần thực hiện các bước như sau

– Bước 1: Cho trẻ quan sát mẫu do cô làm ra. Gọi tên đồ dùng – đồ chơi. Cho trẻ sờ và chơi thử với đồ dùng – đồ chơi đó để gây hứng thú. Gọi tên nguyên vật liệu đã làm ra đồ dùng – đồ chơi đó.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Tóm tắt phim: Avengers: Infinity War (Cuộc chiến Vô cực)

– Bước 2: Cô làm mẫu. Vừa làm vừa giảng giải cách làm. (Cô càng chi tiết, dễ hiểu thì trẻ sẽ dễ làm theo)

– Bước 3: Hướng dẫn trẻ làm từng bước theo cô. Cô cần bao quát trẻ. Làm xong từng phần này rồi mới bước tiếp sang theo phần khác. Còn những chi tiết phụ (trang trí, tô điểm thì có thể để trẻ sáng tạo- Có thể làm gì thêm để đồ dùng – đồ chơi này thêm đẹp mắt…)

– Bước 4: Trưng bày sản phẩm. Trẻ nhận xét, đánh giá về sản phẩm vừa làm ra. Cô nên động viên, khích lệ cháu. Tuyệt đối không chê bai sản phẩm của trẻ làm ra dù là nó không vừa ý. Hướng dẫn trẻ chơi và cất sản phẩm.

Niềm vui khi hoàn thành sản phẩm

Tận dụng được nguyên vật liệu đã tái sử dụng dễ tìm có sẵn, giúp giáo viên tiết kiệm được tiền, tiết kiệm nhiều thời gian mà hiệu quả đạt được khá cao, sử dụng nhiều lần. Qua đó lại bảo vệ môi trường giảm bớt lượng rác thải, giúp cho môi trường ngày càng sạch sẽ hơn. Khi có được nguồn đổ dùng đồ chơi đa dạng phong phú, trẻ được tham gia thực hiện các hoạt động cùng cô một cách dễ dàng ở mọi lúc mọi nơi, phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ trong các hoạt động ở lớp.

Tác giả: Nguyễn Huỳnh

Back to top button