Tổng hợp từ A – Z các thông tin về ngành Công Nghệ Thông Tin

Công nghệ thông tin là một trong các ngành học HOT nhất hiện nay. Sự phát triển công nghệ toàn cầu đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này cao. Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm hơn tới ngành học này. Nếu các bạn cũng đang có dự định học ngành Công nghệ thông tin và muốn tìm hiểu cụ thể, chi tiết hơn thì hãy tham khảo ngay bài viết sau!

nganh-cong-nghe-thong-tin

1. Giới thiệu chung

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp ở nước ta đều có các khóa đào tạo ngành học này. Đồng thời, Chính phủ cũng coi đây là ngành đào tạo mũi nhọn, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, nhất là trong thời đại số hóa ngày nay.

2. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Mặc dù Công nghệ thông tin không phải là ngành học mới nhưng vẫn còn khá nhiều bạn trẻ chưa hiểu chính xác về ngành học này. Về cơ bản, CNTT chính là ngành học sử dụng máy tính và phần mềm máy tính. Thông qua ngành học này các bạn có thể biết cách xử lý và phân phối các dữ liệu hay trao đổi, lưu dữ, chuyển đổi dữ liệu theo nhiều hình thức khác nhau dễ dàng hơn.

nganh-cong-nghe-thong-tin-la-gi

Mục tiêu đào tạo của khối ngành này là để tạo ra nguồn lao động biết cách sửa chữa, tạo mới, sử dụng các hệ thống máy móc, thiết bị, máy tính để đưa ra những giải pháp xử lý thông tin trên nền tảng công nghệ.

3. Ngành Công nghệ thông tin cần thiết cho cuộc sống như thế nào?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngành Công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, đất nước muốn phát triển thì bắt buộc CNTT  của đất nước đó phải phát triển. Những ứng dụng của ngành này hiện đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Cụ thể:

  • Mọi người kết nối với nhau dễ dàng hơn: Có thể dễ dàng nhận thấy, những thành quả của CNTT  như email, mạng xã hội, video call,… đã giúp con người dễ dàng kết nối với nhau hơn dù có ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới
  • Sử dụng tiền thuận tiện hơn: Ngày nay, các bạn có thể dễ dàng đặt mua hàng qua mạng hay thanh toán trực tuyến, nhận lượng gửi tiền qua tài khoản,… Nhờ vậy mà có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra, mọi giao dịch bằng tài khoản ngân hàng đều được ghi lại chi tiết
  • Học hành trở nên hào hứng, hiệu quả hơn: Ngành CNTT cũng được ứng dụng trong giáo dục, đào tạo. Với những bài giảng sinh động thiết kế trên phần mềm mô phỏng được trình chiếu trên máy chiếu hay các phòng thí nghiệm hiện đại, các khóa học online,… thực sự mang đến cho học sinh, sinh viên sự hứng thú trong học tập và học tập hiệu quả hơn rất nhiều
  • Sản sinh ra nhiều công việc mới: Sự ra đời của ngành Công nghệ thông tin đã tạo ra vô số việc làm mới như lập trình viên, chuyên viên phát triển phần mềm, thiết kế website, thiết kế đồ họa,…
  • Hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác: Từ y tế, sức khỏe, nông nghiệp, lâm nghiệp, pháp y,… hiện nay đều được ứng dụng các thành quả của CNTT. Nhờ vậy mà có thể giúp tiết kiệm được thời gian, sức người, sức của đồng thời còn nâng cao hiệu quả công việc

4. Muốn học Công nghệ thông tin thi khối nào?

Nhu cầu học ngành CNTT khá và tuyển sinh cũng rất cao. Nếu các bạn muốn học ngành này thì có thể lựa chọn đăng ký vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp theo các khối xét tuyển sau:

hoc-cong-nghe-thong-tin-thi-khoi-nao-1

  • Khối A00 xét tuyển tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa
  • Khối A01 xét tuyển tổ hợp môn: Toán – Lý – Anh
  • Khối D01 xét tuyển tổ hợp môn: Toán – Văn – Anh
  • Khối D10 xét tuyển tổ hợp môn: Toán – Địa – Anh
  • Khối D07 xét tuyển tổ hợp môn: Toán – Hóa – Anh

5. Điểm xét tuyển ngành CNTT bao nhiêu?

Điểm chuẩn xét tuyển ngành CNTT tùy thuộc vào từng trường quy định và có sự thay đổi hoặc giữ nguyên qua các năm. Ví dụ, một số trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấp tại nước ta đưa ra mức điểm xét tuyển ngành CNTT năm 2019 như sau:

– Các trường có mức điểm xét tuyển trên 20

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM
  • Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM
  • Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM
  • Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Hà Nội

– Các trường có mức điểm xét tuyển dưới 20

  • ĐH Công nghiệp Tp.HCM
  • ĐH Nông lâm Tp.HCM
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Công nghệ Tp.HCM

Trước khi quyết định nộp hồ sơ thi vào trường nào các bạn nên tìm hiểu kỹ điểm xét tuyển ngành CNTT của trường những năm trước đó. Thông thường điểm xét tuyển giữa các năm không có sự chênh lệch quá nhiều, đặc biệt là những trường thuộc nhóm trường quốc gia.

6. Định hướng đào tạo của ngành công nghệ thông tin

Các bạn sinh viên sau khi được đào tạo những kiến thức cơ sở có thể lựa chọn một trong những định hướng sau để phát triển tương lai, lựa chọn nghề nghiệp:

  • Ứng dụng CNTT vào phân tích định lượng doanh nghiệp
  • Ứng dụng CNTT để quản lý và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
  • Ứng dụng CNTT trong truyền thông xã hội và công nghệ web 
  • Ứng dụng CNTT vào tài nguyên, môi trường và địa lý
Có Thể Bạn Quan Tâm :   Thiết kế đồ hoạ thi khối nào? Học thiết kế ra làm gì

Trong đó, ứng dụng CNTT vào truyền thông xã hội, công nghệ web và quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp được coi là 2 định hướng đào tạo chủ lực đang được chú trọng nhất hiện nay.

7. Ngành Công nghệ thông tin học những gì?

Khi sinh viên học ngành Công nghệ thông tin sẽ được các trường đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng, bao gồm:

  • Kiến thức về khoa học tự nhiên
  • Kiến thức căn bản về máy tính
  • Kiến thức căn bản về CNTT như: Mạng máy tính, phần mềm, lập trình, hệ thống thông tin
  • Các ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay
  • Quy trình phát triển phần mềm, các ứng dụng của CNTT 
  • Các môn học khác theo chuyên ngành như: Công nghệ phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thống, Hệ thống thông tin,…

Ngoài những kiến thức chuyên ngành thì hầu hết các trường hiện nay đều chú trọng đào tạo thêm các kỹ năng mềm cần thiết để các bạn sinh viên có thể thuận lợi trong công việc tương lai như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch,… Đặc biệt, đối với sinh viên ngành Công nghệ thông tin thì ngoại ngữ cũng là một trong những kiến thức cần thiết.

8. Những chuyên ngành của Công nghệ thông tin là gì?

Sau khi học những kiến thức nền tảng cơ bản của ngành CNTT, các bạn sinh viên sẽ được lựa chọn chuyên ngành phù hợp mà mình yêu thích. Ngành CNTT có rất nhiều chuyên ngành khác nhau, cụ thể:

8.1. Khoa học máy tính (Computer science)

khoa-hoc-may-tinh

Một trong các chuyên ngành khơi dậy hứng thú với khá nhiều bạn sinh viên đó là Khoa học máy tính. Những người theo đuổi chuyên ngành này tương lai sẽ trở thành các nhà khoa học. Khi theo học ngành này sinh viên sẽ phải học các nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình, toán đại số tuyến tính và rời rạc cùng thiết kế và phát triển phần mềm. Khi học chuyên ngành Khoa học máy tính các bạn có thể hiểu được lý do tại sao máy tính hoạt động, cơ chế hoạt động như thế nào và tạo ra được chương trình hoặc hệ điều hành sở hữu những tính năng mong muốn.

8.2. Công nghệ thông tin (Information technology)

cong-nghe-thong-tin

Những người học chuyên ngành Công nghệ thông tin sau này sẽ trở thành những chuyên viên IT. Các chuyên viên IT sẽ sử dụng các hệ điều hành, phần mềm và các ứng dụng công nghệ để có thể xây dựng một hệ thống thông tin lớn nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Những người này thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi và làm việc cùng với khách hàng cũng như đồng nghiệp trong hoặc ngoài phòng ban. 

8.3. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu chủ yếu sẽ đào tạo cho sinh viên biết cách làm chủ:

mang-may-tinh

  • Các công nghệ mạng như: Thư điện tử, truyền thông thông tin, truyền tải tập tin
  • Các công nghệ hiện đại, tiên tiến như: Điện toán đám mây, tính toán di động, tính toán lưới
  • Xây dựng và vận hành hệ thống data center
  • An toàn và bảo mật thông tin

8.4. Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

Bạn có tò mò linh kiện máy tính là do ai nghiên cứu, thiết kế và phát triển không? Đó chính là các kỹ thuật máy tính. Sinh viên khi theo học chuyên ngành này có thể học được cách làm sao để giải quyết các vấn đề mà phần cứng máy tính gặp phải cũng như cách sáng tạo ra loại máy móc, linh kiện cho máy tính để tham gia vào hoạt động điều hành và hoàn thiện hệ thống siêu máy tính. 

Tuy nhiên, muốn trở thành các kỹ sư kỹ thuật máy tính thì các bạn sinh viên cần phải trang bị cho mình kiến thức nền tảng về khoa học máy tính.

8.5. Ngành kỹ thuật mạng

Một chuyên ngành nữa trong lĩnh vực CNTT mà các bạn có thể lựa chọn là kỹ thuật mạng. Sinh viên chuyên ngành kỹ thuật mạng sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, thiết kế mạng, dịch vụ mạng, mạng không dây và thực hành an ninh mạng. Sau khi hoàn thành chương trình học sinh viên có thể tự mình thiết kế hệ thống mạng với quy mô vừa và nhỏ, phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới lĩnh vực mạng của mình.

8.6. Ngành công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm cũng là một trong các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin đang rất được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là ở thời buổi số hóa phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm mà ngành Công nghệ phần mềm tạo ra đó chính là những ứng dụng được sử dụng trên điện thoại hay máy tính.

nganh-cong-nghe-phan-mem

Sinh viên theo học ngành Công nghệ phần mềm sẽ được đào tạo các kiến thức nền tảng và chuyên sâu để có thể sử dụng các công cụ lập trình tự xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, họ còn có khả năng phân tích, đánh giá yêu cầu dự án và đưa ra các giải pháp xử lý tốt nhất. Mặt khác, còn có thể biết cách áp dụng các công cụ và thành phần phần mềm có sẵn để phát triển dự án, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì hệ thống thông tin.

8.7. Ngành hệ thống thông tin quản lý

Học ngành Hệ thống thông tin quản lý các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cả về phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông. Mục đích của ngành học này là có thể giúp các bạn sinh viên biết cách thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu hợp lý. 

Khi trở thành các chuyên viên hệ thống thông tin quản lý các bạn sẽ chủ yếu tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin. Bên cạnh đó còn thực hiện các công việc như phân tích dữ liệu và kết nối dữ liệu giữa các bên liên quan, từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.

8.8. Ngành Big Data & Machine Learning

Big Data & Machine Learning cũng là một ngành học thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin khá thú vị. Tốc độ phát triển của CNTT ngày càng mạnh mẽ, số lượng người sử dụng internet tăng lên mỗi giây, do đó đòi hỏi các chuyên gia CNTT phải đưa ra biện pháp xử lý để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Việc xử lý một nguồn dữ liệu lớn không phải là vấn đề đơn giản.

nganh-big-data

Để có thể giải quyết vấn đề này, Big Data đã ra đời, giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ. Đối với các doanh nghiệp, xử lý dữ liệu người dùng có ảnh hưởng rất lớn tới sự hoạt động và phát triển. Bởi thế, nhân lực ngành này đặc biệt được chú trọng. 

Khi học ngành Big Data & Machine Learning sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức lập trình, phân tích và sử dụng dữ liệu,…

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Giải đáp thắc mắc “ A00 là tổng hợp môn gì”

8.9. Ngành Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia

Học ngành Thiết kế đồ họa/Game/Multimedia các bạn sẽ được ứng dụng khá nhiều. Thông qua các phần mềm đồ họa cùng sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của bản thân để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật công nghệ với thông điệp truyền tải ấn tượng, rõ ràng tới người xem. Sinh viên học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức về nghệ thuật cơ bản, phương pháp thiết kế và cách sử dụng các ứng dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa. 

9. Những tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành Công nghệ thông tin?

Mặc dù không có quy định cụ thể nào đối với các bạn học sinh đăng ký học ngành Công nghệ thông tin nhưng nếu muốn học tốt ngành này thì các bạn cần phải có một số tố chất sau:

to-chat-sinh-vien-hoc-cong-nghe-thong-tin

  • Đam mê công nghệ: Học và làm bất cứ việc gì cũng cần có đam mê. Đặc biệt, ngành CNTT có mức lương cao nhưng áp lực công việc cũng lớn. Nếu không có đam mê rất khó để theo đuổi ngành này lâu dài và vượt qua được sự cạnh tranh, căng thẳng trong công việc
  • Thông minh và sáng tạo: Những người thông minh, linh hoạt và sáng tạo dễ học tốt ngành Công nghệ thông tin vì các bạn có thể dễ dàng phân tích vấn đề một cách cụ thể, đưa ra các giải pháp tối ưu nhất
  • Sự chính xác, tỉ mỉ trong công việc: Trong ngành CNTT, đôi khi chỉ một sai sót nhỏ như thiếu một dấu (.), dấu (,) cũng có thể khiến cả hệ thống không thể vận hành
  • Ham học hỏi và luôn cập nhật kiến thức mới: Thế giới công nghệ luôn không ngừng phát triển, thậm chí tốc độ phát triển, thay đổi cực kỳ nhanh. Do đó, các bạn phải luôn không ngừng học hỏi và tìm hiểu, cập nhật các kiến thức công nghệ mới
  • Thành thạo ngoại ngữ: Làm việc trong lĩnh vực CNTT các bạn không chỉ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, có cả người Việt Nam lẫn nước ngoài mà còn phải đọc các tài liệu tiếng Anh,… Do đó, nếu có khả năng ngoại ngữ tốt chính là một lợi thế
  • Có khả năng làm việc nhóm: Khi có khả năng làm việc nhóm sẽ giúp các bạn giảm áp lực công việc và có sự hỗ trợ qua lại tốt hơn

10. Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Học ngành Công nghệ thông tin các bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và hướng phát triển trong tương lai. Một số công việc các bạn có thể làm là:

nganh-thong-tin-ra-lam-gi

  • Ngành kỹ thuật phần mềm: Trở thành lập trình viên, kỹ sư cầu nối, kỹ sư kiểm thử phần mềm, quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật,…
  • Ngành thiết kế đồ họa: Trở thành chuyên viên thiết kế đồ họa, mở công ty thiết kế game, front-end cho website, studio ảnh,…
  • Ngành mạng máy tính: Tham gia vào các công ty, doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước để triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây, kỹ sư cầu nối mạng
  • Ngành an toàn thông tin: Trở thành chuyên viên bảo mật CSDL, chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, chuyên viên kiểm tra và đánh giá an toàn thông tin mạng – hệ thống, chuyên viên phân tích, tư vấn và thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố cho máy tính, chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin,…

Ngoài ra, sau khi hoàn thành khóa đào tạo Công nghệ thông tin các bạn còn có thể tìm kiếm việc làm ở rất nhiều ngành nghề, vị trí khác tại các công ty, doanh nghiệp.

11. Mức lương ngành công nghệ thông tin bao nhiêu?

So với mặt bằng chung thì mức lương của ngành Công nghệ thông tin tương đối cao. Tuy nhiên, mức lương cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào cấp bậc, số năm kinh nghiệm, ngôn ngữ lập trình, framework,… 

Cụ thể, mức lương theo cấp bậc của người làm ngành CNTT tại Việt Nam như sau:

  • Manager (Quản lý): 1569 USD 
  • Leader (Trưởng nhóm): 1177 USD 
  • Senior (Người có nhiều kinh nghiệm trong nghề): 1005 USD 
  • Junior (Người mới vào nghề): 574 USD
  • Intern (Thực tập sinh): 379 USD 

Nếu dựa vào số năm kinh nghiệm thì những người làm việc trong lĩnh vực này có thể nhận được mức lương:

  • Dưới 2 năm: 539 USD 
  • Từ 2 đến dưới 5 năm: 811 USD 
  • Từ 5 đến dưới 7 năm: 1105 USD 
  • Từ 7 đến dưới 10 năm: 1253 USD 
  • Trên 10 năm: 1534 USD 

Mức lương ngành CNTT tính theo framework phổ biến là: 

  • Framework .NET Core: 908 USD
  • Framework Angular: 940 USD
  • Framework Node.js: 978 USD 
  • Framework React: 1060 USD 

Mức lương ngành CNTT tính theo ngôn ngữ lập trình phổ biến là: 

  • Ngôn ngữ C/C++: 784 USD 
  • Ngôn ngữ C#: 958 USD
  • Ngôn ngữ Java: 1014 USD
  • Ngôn ngữ Javascript: 893 USD
  • Ngôn ngữ PHP: 892 USD 

12. Top 10 nghề trong lĩnh vực CNTT có mức lương cao nhất ở tương lai

Trong ngành Công nghệ thông tin có rất nhiều công việc lương cao, tiềm năng phát triển lớn, có thể kể đến như:

  • Lập trình viên (Programmer): Những lập trình viên càng thông thạo nhiều ngôn ngữ lập trình như ngôn ngữ Javascript, PHP, python, Ruby on Rails,… thì mức lương nhận được càng cao và có lợi thế phát triển lớn
  • Pháp triển website (web Developer): Là những người làm công việc xây dựng hoặc cải tiến website 
  • Phân tích hệ thống (System Analyst): Là người đảm nhiệm công việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp, khách hàng và giới thiệu phần mềm, hệ thống phù hợp với nhu cầu cho từng đối tượng
  • Quản trị viên CSDL (Database Administrator): Chịu trách nhiệm ngăn chặn các mối đe dọa, sự tấn công hệ thống từ bên ngoài hay sự truy cập trái phép
  • Quản trị viên an ninh (Security Administrator): Có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn cho hệ thống và mạng trước sự tấn công phá hoại. Nhờ có quản trị viên an ninh mà các dữ liệu máy tính và hệ thống luôn hoạt động an toàn, hiệu quả
  • Phát triển ứng dụng di động (Mobile App Developer): Là những người tạo ra các ứng dụng phục vụ nhu cầu giải trí, chơi game, làm việc, kinh doanh cho điện thoại di động thông minh
  • Chuyên gia y tế về Công nghệ thông tin (Health IT Specialist): Có nhiệm vụ quản lý các hồ sơ bệnh viện, phòng khám
  • Chuyên viên hỗ trợ máy tính (Computer Support Specialist): Luôn xuất hiện khi phát sinh các vấn đề trong môi trường CNTT, giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng để đảm bảo máy tính và hệ thống hoạt động tốt nhất
  • Bán hàng kỹ thuật (Technical Sales): Ngoài việc có kiến thức và sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực Công nghệ thông tin thì những người làm công việc này còn phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng

13. Chọn học Công nghệ thông tin ở đâu? 

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đào tạo ngành Công nghệ thông tin. Vậy đâu là trường có chất lượng đào tạo tốt nhất? Dưới đây là 10 gợi ý cho các bạn!

13.1. Đại học Khoa học Tự nhiên

Nhắc đến các trường Đại học có chất lượng đào tạo ngành CNTT tốt nhất cả nước thì phải kể tới Đại học Khoa học tự nhiên. Trong suốt nhiều năm qua, chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo ngành CNTT của trường nói riêng luôn được các tổ chức giáo dục uy tín đánh giá cao. 

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Học khối C làm ngành gì ? Nên thi trường nào cho thích hợp ?

dai-hoc-khoa-hoc-tu-nhien

Đại học Khoa học Tự nhiên luôn là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và phát triển CNTT. Đặc biệt, khi nhắc đến trường người ta thường nghĩ ngay tới các ngành đào tạo trọng điểm như: Trí tuệ nhân tạo AI, lập trình điều khiển tự động hóa, nghiên cứu chế tạo Robot. Các sinh viên của trường thường xuyên tham gia vào những cuộc thi đấu, giao lưu giao hữu có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, nhận được nhiều giải thưởng lớn, đáng tự hào.  

Địa chỉ: 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP. HCM

Website : https://www.hcmus.edu.vn/

13.2. Đại học Bách Khoa

Đại học Bách Khoa cũng là một trong những ngôi trường đào tạo CNTT top đầu Việt Nam. Ngôi trường không chỉ lâu đời mà còn có truyền thống học tập và đạt nhiều thành tích rực rỡ. Sở hữu một đội ngũ giảng viên chất lượng, môi trường đào tạo chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, hàng năm, trường đã cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực giỏi, có chuyên môn. 

dai-hoc-bach-khoa

Bên cạnh đó, Đại học Bách Khoa còn liên kết với nhiều trường Đại học quốc tế có chất lượng đào tạo CNTT tốt để tạo thêm điều kiện và cơ hội cho sinh viên Việt được học tập, phát triển.

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM

Website : http://www.hcmut.edu.vn/

13.3. Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Nếu các bạn đang muốn tìm một trường đào tạo Công nghệ thông tin chất lượng thì có thể tham khảo trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật. Đây cũng là một trong các ngôi trường lâu đời, có chất lượng đào tạo không thua kém gì ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Bách Khoa. 

dai-hoc-su-pham-ky-thuat

Trường không chỉ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên ngành IT của trường phát triển mà còn liên kết với các trung tâm nghiên cứu công nghệ cùng đơn vị khởi nghiệp. Chính vì vậy, đầu ra ngành CNTT của trường luôn bảo đảm chất lượng và tỷ lệ có việc làm ngay cao.

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM

Website : https://hcmute.edu.vn/

13.4. Đại học Công nghệ thông tin

Đây cũng là một ngôi trường có chất lượng đào tạo ngành CNTT tốt và thuộc một trong các trường ĐH Quốc gia. Mặc dù thời gian thành lập không quá dài nhưng các thành tích mà trường đạt được lại vô cùng đáng nể. Các sinh viên ngành CNTT của trường thường xuyên góp mặt trong các cuộc thi lập trình quốc tế và nhận được nhiều giải thưởng cao. Rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã nhận được những lời mời làm việc của các công ty, doanh nghiệp lớn. 

Địa chỉ: Khu phố 6, P. Linh Trung,Q. Thủ Đức, TP. HCM

Website : https://www.uit.edu.vn/

13.5. Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TPHCM

Bên cạnh các trường Đại học thì tại Việt Nam cũng có không ít trường Cao đẳng đào tạo ngành CNTT chất lượng, tiêu biểu phải kể đến trường Cao đẳng Công nghệ thông tin TPHCM. Hiện ngoài ngành CNTT thì trường đang đào tạo nhiều ngành nghề khác như: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán,…

cao-dang-cong-nghe-thong-tin-tphcm

Với phương châm “học đi đôi với hành”, sinh viên của trường không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn có kỹ năng và trình độ tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ trong cả nước.

Địa chỉ: 12 Trịnh Đình Thảo, Hòa Thanh, Tân Phú, TP.HCM

13.6. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

Một trường Cao đẳng nữa có chất lượng đào tạo ngành CNTT cũng vô cùng tốt, được đánh giá cao là Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực CNTT tại trường rất đa dạng, bao gồm: Công nghệ phần mềm, mạng máy tính,… mang đến cho các bạn nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

truong-cao-thang

Địa chỉ: 65 Đường Huỳnh Thúc Kháng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

13.7. Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

Nếu các bạn muốn tìm một trường Cao đẳng đào tạo CNTT chất lượng thì có thể tham khảo trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Trường luôn chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện khoa CNTT tại trường có nhiệm vụ đào tạo:

Hệ trung cấp: Tin học ứng dụng và truyền thông đa phương tiện

Hệ cử nhân Cao đẳng: CNTT, truyền thông và mạng máy tính, thiết kế đồ họa

Địa chỉ: 53 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP.HCM

13.8. Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn

Ngoài hệ thống trường Đại học, Cao đẳng thì còn có rất nhiều trường Trung cấp tại Việt Nam đào tạo ngành CNTT. Nổi bật nhất về chất lượng đào tạo trong hệ thống trường Trung cấp phải kể tới Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn.. Tại trường các bạn có thể theo học chuyên sâu các chuyên ngành: Thiết kế đồ họa và đa phương tiện, kỹ thuật điện tử – viễn thông, kỹ thuật phần cứng máy tính,…

Mô hình đào tạo của trường được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Ngoài chương trình chuyên môn sinh viên còn được đào tạo tiếng Anh chuẩn du học, tối thiểu IELTS 5.5 giúp các bạn sau khi ra trường có lợi thế hơn khi xin việc.

Địa chỉ: 311-319 Gia Phú, Phường 1, Quận 6, TP.HCM

13.9. Trường Trung cấp Bách khoa TPHCM

Trung cấp Bách Khoa TPHCM là một ngôi trường có chất lượng đào tạo tốt, được đông đảo phụ huynh và học sinh tin tưởng. Ngoài ngành CNTT thì trường còn đào tạo nhiều lĩnh vực khác như: Dược sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, y sĩ, y sĩ y học cổ truyền, quản lý đất đai,…

truong-trung-cap-bach-khoa-sai-gon

Cũng như trường Trung cấp CNTT Sài Gòn, Trung cấp Bách khoa TPHCM không chỉ chú trọng tới việc đào tạo kiến thức chuyên ngành mà còn đưa phụ đề tiếng Anh vào trong các bài giảng, giúp sinh viên học tiếng Anh một cahcs tự nhiên và hiệu quả nhất. 

Địa chỉ: 802/1-3-5 Nguyễn Văn Quá, P.ĐHT, Quận 12, TP.HCM 

13.10. Trường Trung cấp Âu Việt

Ngôi trường cuối cùng nằm trong top 10 trường có chất lượng đào tạo CNTT tốt nhất chính là Trung cấp Âu Việt. trường hiện đang sở hữu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chất lượng, dày dặn kinh nghiệm, đồng thời vô cùng trách nhiệm. Trường không chỉ chú trọng đào tạo lý thuyết mà còn tích cực cho sinh viên thực hành để giúp sinh viên học nhanh, hiểu sâu và nhớ lâu, đảm bảo sau khi ra trường có thể tự tin trong công việc. 

Địa chỉ: Số 371 Nguyễn Kiệm (Hẻm 785/5), P. 3, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Trên đây là các thông tin về ngành Công nghệ thông tin. Như các bạn có thể thấy, CNTT hiện nay đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực, công ty, doanh nghiệp và thậm chí cả cá nhân đều cần tới CNTT cùng những ứng dụng, sản phẩm do CNTT tạo ra. Theo học ngành này các bạn có rất nhiều cơ hội và định hướng nghề nghiệp để lựa chọn. So với nhiều ngành học khác, mức lương của những người làm CNTT tương đối cao, có tương lai phát triển. Tuy nhiên, để có thể học tập tốt thì ngoài việc bản thân phải yêu thích, có đam mê, nỗ lực cố gắng, học hỏi thì còn cần tìm một địa chỉ đào tạo chất lượng. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button