Hội thảo về phương pháp bàn tay nặn bột tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái

Hội thảo về phương pháp bàn tay nặn bột tại Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái
Sáng 21/01/2014 Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đã tổ chức Hội thảo về "Phương pháp bàn tay nặn bột".
Th.s Nguyễn Thị Sen-Phó Hiệu trưởng Trường CĐSP Yên Bái khai mạc Hội thảo
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo cùng giáo viên và các Trường Tiểu học trong địa bàn tỉnh Yên Bái; về phía Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái có Th.s Phạm Xuân Thủy-Hiệu trưởng; Th.s Nguyễn Thị Thu Cúc-Phó Hiệu trưởng; Th.s Nguyễn Thị Sen-Phó Hiệu trưởng cùng một số lãnh đạo các Phòng, Khoa và sinh viên của Trường đã có mặt tham dự Hội thảo.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học là một phương pháp giáo dục tích cực do Giáo sư người Pháp Georges Charpaksáng tạo, đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều cấp học ở Pháp và được Bộ GD&ĐT Việt Nam triển khai trong nước từ năm 2002. Đến nay, đã có 1.500 cán bộ, giáo viên Việt Nam được tập huấn phương pháp này và có kế hoạch triển khai rộng rãi ở cấp tiểu học trên cả nước vào năm 2015.
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB), tiếng Pháp là “La main à la pâte” - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là “Hands-on”, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (người đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1992). Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Dưới đây chúng tôi xin đăng tải một số hình ảnh về buổi Hội thảo này:
Cô giáo Đinh Thị Thu Hoà, GV Trường PTDTNT huyện Yên Bình dạy minh hoạ
Cô giáo Lương Thanh Huyền, Phó Trưởng Khoa Tự nhiên tham luận tại Hội thảo
Th.s Phạm Xuân Thủy tặng hoa cho cô giáo dạy tiết học mẫu
Ý kiến bạn đọc
-
Hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi của Ngành Giáo dục Đào tạo Yên Bái lần thứ nhất
-
Phát biểu hướng ứng của ĐVTN tại ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông
-
Ngày hội tuyển dụng tại Sapa 2018
-
Hồ sơ, biểu mẫu đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên học kỳ 1, năm học 2015-2016
-
Thời khóa biểu học kì II năm học 2018-2019 (Từ tuần 28)
-
Bài phát biểu sau khi nhậm chức của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái
-
Bức thư Hiệu Trưởng Đỗ Thị Thanh Thủy gửi sinh viên CĐSP Yên Bái mùa dịch COVID-19
-
Hình ảnh Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái nhìn từ trên cao
-
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Yên Bái
-
Mẫu biên bản Đại hội lớp năm học 2015-2016 của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái