Đoàn trường CĐSP Yên Bái tổ chức vui tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Đoàn trường CĐSP Yên Bái tổ chức vui tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Với mục đích tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích về ngày lễ hội truyền thống của thiếu nhi Việt Nam; thông qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Công đoàn Cơ sở Trường cao đẳng sư phạm Yên Bái đối với con em cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường.
Tối nay, ngày 25/09/2012 Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đã tổ chức vui tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ, giảng viên, nhân viên. đ/c Nguyễn Thị Thu Cúc-Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng tới dự.
Tại buổi vui tết trung thu này, các em nhỏ đã được tham gia cùng các đoàn viên các trò chơi thiết thực, bổ ích, lành mạnh như:
Văn nghệ: Hát, múa các bài hát, thơ về Tết Trung thu của thiếu nhi.
Múa sư tử, múa lân, múa chú Tễu.
Các trò chơi dành cho thiếu nhi.
Trò chơi bốc thăm có thưởng.
Trò chơi hỏi đáp có thưởng.
Chúng tôi xin đăng tải tại đây một số thông tin về ngày tết trung thu đầy ý nghĩa với các em nhỏ:

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con “phá cỗ”, mua lồng đèn thắp nến để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, hồng và các thức hoa quả khác đặc trưng của mùa thu. Đây là dịp để cha mẹ thể hiện tình thương yêu con cái. Về sau, Trung thu còn có thêm một số nét nghĩa rất đẹp khác là dịp sum vầy, đoàn tụ của cả gia đình, là dịp tri ân tới những người có công ơn với ta.
Bánh nướng, bánh dẻo cũng giống như bánh chưng của người Việt có chung một nét nghĩa là vỏ bánh bọc lấy các loại nhân thể hiện tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Nguyên liệu làm bánh cũng toàn là những sản phẩm nông nghiệp thân quen, dễ kiếm, dễ làm nên được coi là thứ bánh dân dã của dân gian.
Tết Trung Thu vốn được coi là ngày Tết của trẻ em nên còn có tên gọi là Tết trông Trăng. Trẻ em trong dịp Tết này thường được người lớn tặng đồ chơi. Những món đồ truyền thống gồm có đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ chú tễu, đèn kéo quân, đèn cù, trống... rồi bánh nướng, bánh dẻo... Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, múa lân-sư-rồng, rước đèn.
Cũng trong dịp này người dân thường mua bánh trung thu, dâng trà, rượu lên cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm lên cao. Trong ngày này, mọi người thường biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân bánh Trung Thu để tri ân. Thời xưa, ông bà ta còn hay tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết này.
Ý kiến bạn đọc
-
Hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi của Ngành Giáo dục Đào tạo Yên Bái lần thứ nhất
-
Phát biểu hướng ứng của ĐVTN tại ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông
-
Ngày hội tuyển dụng tại Sapa 2018
-
Hồ sơ, biểu mẫu đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên học kỳ 1, năm học 2015-2016
-
Thời khóa biểu học kì II năm học 2018-2019 (Từ tuần 28)
-
Bài phát biểu sau khi nhậm chức của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái
-
Bức thư Hiệu Trưởng Đỗ Thị Thanh Thủy gửi sinh viên CĐSP Yên Bái mùa dịch COVID-19
-
Hình ảnh Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái nhìn từ trên cao
-
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường CĐSP Yên Bái
-
Mẫu biên bản Đại hội lớp năm học 2015-2016 của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái