Số mol là một khái niệm cơ bản trong chương trình hóa học phổ thông. Vậy khái niệm số mol là gì và cách tính số mol của các chất như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay sau đây.
Khái niệm số mol là gì?
Mol được gọi là một đơn vị đo lường cơ bản thuộc vào hệ quy chuẩn SI và được sử dụng riêng cho các hạt vĩ mô. Nó đơn giản là lượng chất có chứa số hạt đơn vị của phân tử hoặc nguyên tử chất đó. Cụ thể, nó diễn tả lượng chất có chứa 6,022×10^23 số hạt đơn vị của phân tử hoặc nguyên tử chất đó.
Bạn đang xem: Số mol là gì? Khái niệm và cách tính khối lượng mol
Lưu ý, khối lượng mol của phân tử không giống khối lượng mol của nguyên tử. Ví dụ, khối lượng mol phân tử (hydro) là 2g trong khi khối lượng mol của nguyên tử H (hydro) chỉ là 1g.
Cách phân biệt kí hiệu:
1 mol H chỉ 1 mol nguyên tử Hydro.
1 mol H2 chỉ 1 mol phân tử Hydro.
Lịch sử phát triển của mol
Do được sử dụng phổ biến trong hóa học, mol là một trong những đơn vị có mối quan hệ mật thiết với đơn vị khối lượng nguyên tử, phân tử khối, hằng số Avogadro cũng như các khái niệm khác trong hóa học.
Xem thêm : Data roaming iPhone là gì? Cách chuyển vùng quốc tế Viettel nhanh chóng
Năm 1805, nhà khoa học John Dalton (1766-1844) đã xuất bản bảng giá trị nguyên tử khối tương đối đầu tiên trên thế giới.
Sau đó, Jöns Jacob Berzelius (1779-1848) đã nghiên cứu và đưa ra những thông số chính xác hơn về bảng giá trị nguyên tử khối tương đối.
Tiếp theo, Henri Victor Regnault (1810-1878), Charles Frédéric Gerhardt (1816-1856) và Stanislao Cannizzaro (1826-1910) đã mở rộng công trình của Berzelius.
Tên gọi “mol” đã chính thức xuất hiện vào năm 1894, tên này được bắt nguồn từ tiếng Đức (molekül có nghĩa là phân tử), do nhà khoa học Wilhelm Ostwald đặt. Trong từ điển Merriam-Webster, mol được cho là được đặt dựa theo từ gốc molekulärgewicht của tiếng Đức có nghĩa là khối lượng phân tử.
Tính đến thời điểm hiện tại, mol đã được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực liên quan đến hóa học, phân tử, nguyên tử…
Công thức tính số mol của một chất nhất định
Để tính số mol của một chất nào đó, ta áp dụng công thức sau:
n = m/M
Trong đó:
- n là số mol chất, đơn vị: mol
- M là khối lượng mol, đơn vị: g/mol
- m là khối lượng chất đó, đơn vị: g
Khối lượng mol của một chất được hiểu là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Xem thêm : Khả năng thanh toán dài hạn (Solvency) là gì? Phân biệt với thanh khoản
Khối lượng mol nguyên tử hoặc phân tử của một chất có cùng giá trị với nguyên tử khối hoặc phân tử khối của chất đó.
Thể tích mol chất khí là gì?
Thể tích mol phân tử của một chất khí chính là thể tích 1 mol phân tử của chất khí đó, hoặc có thể là thể tích bị chiếm bởi N phân tử chất đó. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất không thay đổi, thể tích mol chất khí cũng không đổi. Điều kiện tiêu chuẩn khi nhiệt độ là 0 độ C và áp suất là 1 atm thì 1 mol chất khí sẽ tương đương với thể tích 22,4 lít.
Trong điều kiện tiêu chuẩn, các tính mol sẽ được tính theo công thức sau:
n = V/22,4
Trong đó:
- n chính là số mol
- V là thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn
- 22,4 là hằng số trong điều kiện tiêu chuẩn.
Trong trường hợp chất khí không ở điều kiện tiêu chuẩn, công thức trên sẽ không áp dụng được. Chúng ta sẽ cần đến những công thức và phép tính phức tạp hơn.
Một mol của bất kỳ chất khí nào trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất sẽ chiếm những thể tích bằng nhau.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc số mol là gì. Việc hiểu rõ cách tính số mol của một chất sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết những bài toán khó. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để bạn thực hiện tính toán khi tiến hành thí nghiệm hóa học. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có được những kiến thức thực sự hữu ích.