Làm sao cải thiện và gia tăng trải nghiệm nhân viên hiệu quả?

Vì sao việc gia tăng trải nghiệm nhân viên lại là điều được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay? Trong xã hội hiện đại với đa dạng cơ hội việc làm như hiện nay thì một trong những điều quan trọng khiến nhân viên gắn bó với một tập thể là hành trình trải nghiệm. Nếu chưa biết về khái niệm mới mẻ này thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trải nghiệm nhân viên là gì? Vì sao lại được quan tâm?

Trải nghiệm nhân viên trong tiếng Anh gọi là Employee Experience. Cụm từ này hiểu đơn giản là một hành trình của nhân viên với một doanh nghiệp từ lúc mới tìm hiểu thông tin đến khi vào làm chính thức rồi rời đi. Quá trình tiếp xúc, làm việc, học hỏi ở đây sẽ làm nên trải nghiệm nhân viên.

Hiện nay, doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến những trải nghiệm nội bộ cho nhân viên như vậy hơn. Chỉ khi lắng nghe và hiểu rõ được từng nhân sự thì tổ chức mới có hướng giải quyết cho mỗi cá nhân.

Những nỗ lực của doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm nhân viên có thể tạo ra hiệu quả trong công việc. Muốn công ty ngày càng phát triển, sản phẩm ngày càng cải tiến, khách hàng yêu thích hơn thì cần phải có sự tham gia và nỗ lực của từng cá nhân.

Để nhân viên gắn bó và cống hiến hết mình thì doanh nghiệp cũng phải mang lại giá trị mà họ mong muốn. Đó là lý do vì sao việc tìm hiểu và gia tăng trải nghiệm nhân viên lại ngày càng được chú trọng như thế.

Gia tăng trải nghiệm nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay

Các giai đoạn của hành trình trải nghiệm nhân viên

Nếu muốn tìm cách gia tăng trải nghiệm nhân viên thì bạn cần biết đến 5 giai đoạn trong hành trình này.

Giai đoạn 1: Tuyển dụng

Có rất nhiều yếu tố để tạo ra một kỳ tuyển dụng thành công như thời gian tuyển dụng, chi phí… Thời công nghệ như hiện nay, nhà quản lý còn phải xem xét đến yếu tố tin đăng tuyển dụng đã rõ ràng và thu hút ứng viên tiềm năng chưa...

Giai đoạn 2: Hội nhập

Khi mới vào công ty, nhân viên mới cần phải làm quen với đồng nghiệp, môi trường làm việc, công cụ hỗ trợ, quy trình vận hành của doanh nghiệp… Đây là một quá trình cần nhiều thời gian nên nhà quản lý có thể chú trọng vào giai đoạn này để gia tăng trải nghiệm nhân viên, tạo ra kết nối lâu dài giữa doanh nghiệp và nhân viên.

Giai đoạn 3: Phát triển sự nghiệp

Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với hầu hết người lao động. Để hỗ trợ nhân viên, quản lý có thể liên tục đánh giá năng lực, đào tạo kỹ năng mới và vạch ra lộ trình phát triển cụ thể cho họ. Nếu được tạo nhiều cơ hội phát triển thì người lao động sẽ gắn kết nhiều hơn với công ty.

Giai đoạn 4: Giữ chân nhân tài

Khi nhân viên đã hòa nhập tốt với công việc và tập thể thì việc tiếp theo là lên chiến lược để giữ chân nhân tài. Hầu hết người lao động đều muốn cống hiến cho nơi mình được tôn trọng, được truyền cảm hứng và được tạo điều kiện phát triển. Trên thực tế, nếu giữ chân được nhân tài, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được không ít chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo mới.

Thời gian cho mỗi giai đoạn trong trải nghiệm nhân viên có thể khác nhau tùy mỗi người

Giai đoạn 5: Rời đi

Nguyên nhân rời đi không phải lúc nào cũng tiêu cực. Người lao động có thể rời khỏi doanh nghiệp vì đã đến tuổi nghỉ hưu, cần môi trường mới. Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện và gia tăng trải nghiệm nhân viên về sau.

>>> Tham khảo: Đo Lường Trải Nghiệm Nhân Viên Chính Xác Hơn Với 8 Chỉ Số KPIs

Làm sao để gia tăng trải nghiệm nhân viên trong thời đại mới?

Cũng như khách hàng, hãy xem nhân viên như “thượng đế” để đáp ứng nhu cầu của họ. Đây là cách giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên lý tưởng nhất. Dưới đây là một số gợi ý giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm nhân viên.

Thu thập, phân tích mong muốn của từng nhân viên: Dù muốn làm bất cứ điều gì thì đầu tiên bạn phải tìm hiểu xem việc đó liệu có đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên với doanh nghiệp không. Quản lý có thể thu thập những dữ liệu này thông qua những cuộc khảo sát, cuộc họp định kỳ, trên mạng xã hội của nhân viên hoặc quan sát từ hành vi, lời nói của họ tại nơi làm việc.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên theo hướng cá nhân hóa: Ước mơ, mong muốn và kỳ vọng của mỗi nhân viên thường khác nhau. Vì thế, việc đối đãi một cách giống nhau với tất cả mọi người là không hề hợp lý. Nếu có thể cá nhân hóa các hoạt động, phúc lợi, quy trình làm việc thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Gia tăng trải nghiệm nhân viên bằng cách thiết kế giai đoạn, hoạt động cần thiết: Đầu tiên, bạn có thể tham khảo các giai đoạn trong trải nghiệm nhân viên kể trên sau đó điều chỉnh lại sao cho phù hợp với từng người. Hãy đánh giá từng giai đoạn một cách thẳng thắn để tìm ra vấn đề của doanh nghiệp để trải nghiệm nhân viên càng về sau càng tốt hơn.
Muốn gia tăng trải nghiệm nhân viên thì đầu tiên phải hiểu họ thích gì, muốn gì

Lời kết

Gia tăng trải nghiệm nhân viên là ưu tiên hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp. Điều này có thể tác động tích cực đến hiệu suất làm việc người lao động và sự phát triển của công ty.

HappyTime là nền tảng chấm công trực tuyến hàng đầu thị trường hiện nay. Đây là một trong những sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại giúp việc chấm công, tính lương, quản lý nhân sự và gia tăng trải nghiệm nhân viên dễ dàng hơn.

Back to top button