ITP trong xây dựng là gì? Tầm quan trọng của ITP trong xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, để đảm bảo tính bền vững của một công trình, việc kiểm tra và nghiệm thu/thí nghiệm đóng vai trò quan trọng không kém việc thi công chất lượng. Trong quá trình thi công dự án, thuật ngữ ITP được đề cập nhiều. Vậy ITP trong xây dựng là gì? Quan trọng của ITP đối với chất lượng công trình như thế nào? Chúng ta sẽ giải đáp những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

itp trong xây dựng là gì

ITP trong xây dựng là gì?

ITP là viết tắt của Inspection Testing Plan, trong lĩnh vực xây dựng, ITP có nghĩa là Kế hoạch Kiểm tra và Nghiệm thu/Thí nghiệm chất lượng công trình. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình thi công xây dựng. Mỗi hạng mục sẽ có một tiêu chuẩn ITP riêng, kỹ sư QA/QC sẽ sử dụng bảng tiêu chuẩn đó để thực hiện quá trình nghiệm thu chất lượng.

Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu/thí nghiệm chất lượng công trình gồm hai phần chính: Kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng và Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cấu kiện, kết cấu công trình tại hiện trường thi công.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Home → Là Gì

Kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng

Nói một cách đơn giản, đây là quá trình kiểm tra chất lượng của các vật liệu xây dựng. Các vật liệu cần được kiểm tra bao gồm xi măng, cát, đá dăm (sỏi) sử dụng trong bê tông, thép xây dựng, gạch xây dựng. Mỗi loại vật liệu có bảng tiêu chuẩn riêng để so sánh với các chỉ tiêu chất lượng. Trong quá trình lấy mẫu thí nghiệm, cần lấy nhiều mẫu từng khối lượng vật liệu khác nhau để đảm bảo tính chính xác. Trong quá trình này, kỹ sư QA/QC là người thực hiện trực tiếp, lập biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan.

itp trong xây dựng là gì

Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cấu kiện, kết cấu công trình tại hiện trường thi công

Đây là bước kiểm tra thí nghiệm chất lượng của các cấu kiện hình thành nên sản phẩm như bê tông, vữa xây, ván khuôn,… Quy trình lấy mẫu này đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm đại diện tư vấn giám sát, QA/QC thầu chính, đại diện đơn thầu phụ trực tiếp thi công. Việc lấy mẫu phải tuân thủ quy trình và quy định TCVN liên quan. Trong và sau quá trình thí nghiệm kiểm tra, các thành viên tham dự cần ký xác nhận trên biên bản nghiệm thu hiện trường để làm cơ sở cho quy trình thanh toán sau này.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   10 cách nói “tôi không thích” bằng tiếng Anh

itp trong xây dựng là gì

Mục đích của ITP

Mỗi loại công việc đều có mục đích cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình. Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu/thí nghiệm chất lượng công trình cũng mang trong mình những mục đích đó.

  • Kiểm tra chất lượng đầu vào của vật liệu giúp đơn vị thi công chọn được các vật tư tốt, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Đây cũng là cách để Chủ Đầu Tư đánh giá chính xác chất lượng các loại vật liệu/thiết bị thi công mà đơn vị thầu phụ sẽ sử dụng tại công trường.
  • Kiểm tra chất lượng cấu kiện giúp Chủ Đầu Tư/Nhà thầu đánh giá được những sai sót trong quá trình thi công để có giải pháp khắc phục hợp lý.
  • Thử nghiệm và đo đạc để đánh giá khả năng chịu lực thực tế của cấu kiện, từ đó có những điều chỉnh và thay đổi phù hợp để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Các dữ liệu này cũng có thể dự đoán tuổi thọ và độ an toàn của công trình.
  • Kế hoạch Kiểm tra và Nghiệm thu/Thí nghiệm chất lượng công trình có nhiều hạng mục với mục đích cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm trong quá trình xây dựng và sử dụng.

Trách nhiệm của các cá nhân/tổ chức trong ITP

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Ft là gì? Ý nghĩa chuẩn xác của Ft trong từng lĩnh vực

Chủ Đầu Tư, Tư vấn giám sát, Ban quản lý dự án có trách nhiệm hướng dẫn và sắp xếp nhân sự giám sát/thực hiện Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của từng hạng mục cụ thể.

Nhà thầu thi công có trách nhiệm tiến hành các thí nghiệm để chứng minh chất lượng vật liệu/cấu kiện xây dựng theo tiêu chuẩn. Từ kết quả này, sẽ tạo cơ sở cho quá trình nghiệm thu và thanh toán dự án sau này.

Nhân viên QA/QC của các nhà thầu, tư vấn giám sát và Chủ đầu tư có trách nhiệm lập biên bản nghiệm thu cho các hạng mục, xác nhận bằng chữ ký trên biên bản. Tổ QA/QC cần lưu hồ sơ nghiệm thu để phục vụ cho quá trình thanh toán trong tương lai.

Chủ Đầu Tư có trách nhiệm thanh toán và quyết toán cho các nhà thầu thi công khi có hồ sơ nghiệm thu đạt đủ yêu cầu, có chữ ký xác nhận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng.

Hy vọng thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc của bạn về ITP trong xây dựng và mục đích của nó trong quá trình hình thành dự án. Đây cũng là phần kiến thức tổng quan về ITP. Để tìm hiểu chi tiết từng hạng mục, từng bảng chỉ tiêu chất lượng cụ thể, bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật được ban hành bởi Sở Xây Dựng.

You May Also Like

About the Author: admin