Hàm ISERROR trong Excel là gì và được ứng dụng như thế nào?
Hàm ISERROR trong Microsoft Excel được sử dụng để kiểm tra xem một ô hoặc công thức có bị lỗi hay không. Hàm trả về giá trị TRUE nếu điều kiện kiểm tra bị lỗi, trả về FALSE nếu không có lỗi.
Ứng dụng của hàm ISERROR trong Excel:
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách sử dụng hàm ISERROR hữu ích trong Excel
- Giúp kiểm tra xem ô hoặc công thức có bị các lỗi như #N/A, #VALUE, #REF!, #DIV/O!,… không.
- Kết hợp với các hàm khác để tính toán bỏ qua các giá trị lỗi.
- Rất hữu ích khi dùng trong chuỗi công thức dài để tránh lỗi.
Cách sử dụng hàm ISERROR trong Excel
Cú pháp của hàm ISERROR trong Excel
Hàm ISERROR có cú pháp sau: = ISERROR(value)
Trong đó: value là giá trị cần kiểm tra, value có thể là giá trị nhập vào, một công thức, phép tính, số nguyên, ký tự hoặc tham chiếu đến giá trị của một ô khác.
Cách sử dụng hàm ISERROR trong Excel
Bước 1: Trong bảng tính Excel, nhập công thức hàm =ISERROR(value) vào một ô bất kỳ.
Bước 2: Nhấn nút Enter trên bàn phím. Nếu trả về giá trị TRUE thì giá trị bạn kiểm tra bị lỗi, ngược lại nếu trả về FALSE thì biểu thức của bạn không có lỗi.
Ví dụ:
- =ISERROR(#N/A) => TRUE
- =ISERROR(1/0) => TRUE
- =ISERROR(#NAME?) => TRUE
- =ISERROR(#REF!) => TRUE
- =ISERROR(#VALUE!) => TRUE
- =ISERROR(#NUM!) => TRUE
- =ISERROR(#NULL!) => TRUE
- =ISERROR(FALSE) => FALSE
- =ISERROR(TRUE) => FALSE
- =ISERROR(“Microsoft Excel”) => FALSE
Giải thích:
- Các ví dụ từ 1, 3, 4, 5, 6, 7: giá trị kiểm tra đều là các giá trị lỗi phổ biến trong Excel, vì vậy hàm ISERROR trả về TRUE.
- Ví dụ 2: biểu thức kiểm tra là 1/0 là biểu thức trả về lỗi #DIV/0! Nên hàm ISERROR cũng trả về TRUE.
- Ví dụ 8, 9: rất nhiều người nhầm lẫn rằng FALSE có nghĩa là lỗi, nhưng thực tế TRUE và FALSE trong biểu thức kiểm tra là kiểu dữ liệu Boolean và không có lỗi nên hàm ISERROR trả về FALSE.
- Ví dụ 10: biểu thức kiểm tra “Microsoft Excel” là một giá trị có kiểu dữ liệu là văn bản, do đó hàm ISERROR trả về FALSE.
Kết hợp hàm ISERROR với các hàm khác
Kết hợp hàm ISERROR với hàm SUMPRODUCT
Ví dụ: Đếm các giá trị lỗi trong vùng A4:A16.
Bước 1: Trong bảng tính Excel, bạn nhập công thức =SUMPRODUCT(-ISERROR(A4:A16)) vào ô bất kỳ.
Giải thích công thức:
- SUMPRODUCT và ISERROR: là các hàm tính toán trong Excel.
- A4:A16: là vùng dữ liệu kiểm tra.
- -: là điều kiện để hiển thị giá trị dương.
Bước 2: Nhấn Enter trên bàn phím.
Kết quả trả về là giá trị 3, tức là có 3 giá trị lỗi trong vùng A4:A16, đó là ô A5 với lỗi #DIV/0!, ô A9 với lỗi #NAME? và ô A13 với lỗi #N/A.
Kết hợp hàm ISERROR với hàm IF
Ví dụ: Thay các giá trị lỗi trong vùng B4:B16 thành ô trống.
Bước 1: Trong bảng tính Excel, tại ô B4, nhập công thức =IF(ISERROR(A4),””,A4) và nhấn Enter.
Giải thích công thức:
- IF và ISERROR: là các hàm tính toán trong Excel.
- A4: ô kiểm tra điều kiện lỗi.
- “”: trả về giá trị ô trống nếu hàm ISERROR trả về TRUE.
Xem thêm : #Financial Analyst Là Gì? Công Việc Nghề Phân Tích Tài Chính
Bước 2: Copy công thức trên cho toàn bộ vùng B5:B16.
Khi đó, trong vùng B4:B16, các giá trị bị lỗi sẽ trả về ô trống, các giá trị không bị lỗi sẽ trả về chính giá trị đó.
Kết hợp hàm ISERROR với hàm IF và COUNT
Ví dụ: Đếm các giá trị lỗi trong vùng A4:A16.
Bước 1: Tại ô bất kỳ trong bảng tính Excel, nhập công thức sau: =COUNT(IF(ISERROR(A4:A16),1,””)).
Giải thích công thức:
- COUNT, IF, ISERROR: là các hàm tính toán trong Excel.
- A4:A16: là vùng dữ liệu.
- 1: giá trị trả về của các giá trị lỗi trong vùng A4:A16.
- “”: giá trị trả về của các giá trị không bị lỗi trong vùng A4:A16.
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter trên bàn phím. Vì đây là công thức mảng nên nó sẽ thay thế các giá trị lỗi thành 1, các giá trị không bị lỗi sẽ trả về ô trống.
Trên đây là những thông tin về hàm ISERROR trong Excel là gì, được ứng dụng như thế nào và hướng dẫn cách sử dụng hàm ISERROR cũng như kết hợp sử dụng với các hàm khác. Nếu bạn có thêm thông tin khác về cách sử dụng hàm ISERROR, hãy chia sẻ dưới phần bình luận. Hy vọng bài viết này giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công.