Phân biệt lương gross và lương net
1/ Lương gross và lương net là gì?
Mặc dù không có văn bản pháp luật quy định về lương gross và lương net, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Lương gross là tổng thu nhập mà người lao động nhận được hàng tháng, bao gồm lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng… Đồng thời, lương gross cũng bao gồm các khoản đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Tuy nhiên, người lao động phải trích ra một số tiền hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội và thuế TNCN nếu có. Do đó, số tiền thực nhận từ lương gross sẽ ít hơn.
Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/7/2017, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được xác định như sau:
- Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH): 8%
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 1%
- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): 1,5%
- Tổng: 10,5%
Đối với thuế TNCN, người lao động có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Lương net là số tiền lương thực nhận sau khi đã trừ các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy mối quan hệ giữa lương gross và lương net được thể hiện qua công thức sau:
Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN (nếu có)
2/ Sự khác biệt giữa lương gross và lương net
Thông tin
Lương gross
Lương net
Khái niệm
Là tổng số tiền mà người lao động nhận được từ nhà tuyển dụng hàng kỳ trả lương.
Là số tiền lương thực nhận hàng kỳ trả lương của người lao động.
Liên quan đến bảo hiểm và thuế
Bao gồm:
BHXH (8%)
BHYT (1,5%)
BHTN (1%)
Thuế TNCN (nếu có)
Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN
Mối quan hệ
Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN (nếu có)
Ưu tiên của chủ thể
Người lao động
Nhà tuyển dụng
Ưu điểm
Người lao động có thể tính toán được mức lương của mình.
Người lao động nhận đúng số tiền thỏa thuận, việc nộp bảo hiểm và thuế thu nhập do nhà tuyển dụng tính toán và nộp.
Nhược điểm
Người lao động phải tự tính toán số tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập và cập nhật các quy định liên quan để tránh tính toán sai.
Nhà tuyển dụng có thể sử dụng mức lương net để đóng bảo hiểm cho người lao động, dẫn đến mức đóng bảo hiểm thấp và các chế độ bảo hiểm cũng sẽ bị giảm.
So sánh lương gross và lương net (Ảnh minh họa)
3/ Nên nhận lương gross hay lương net?
Về lý thuyết, dù chọn nhận lương gross hay lương net, số tiền lương thực nhận của người lao động vẫn như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, nhận lương net có thể mang đến nhiều rủi ro hơn. Doanh nghiệp có thể đóng bảo hiểm theo lương net để giảm chi phí, dẫn đến mức đóng bảo hiểm thấp, từ đó giảm quyền lợi bảo hiểm của người lao động.
Trong khi đó, dù nhận lương gross khiến người lao động cảm thấy bị “mất” một khoản tiền lớn, nhưng chuyên gia vẫn khuyến khích chọn lương gross. Bởi vì mọi mức đóng bảo hiểm, thuế và các chế độ đãi ngộ sau này đều dựa trên mức lương gross.
Do đó, mặc dù việc tính toán có phần phức tạp, nhưng nhận lương gross sẽ giúp người lao động tự quản lý thu nhập và đảm bảo quyền lợi từ các chế độ bảo hiểm xã hội.
4/ Cách tính lương net khi nhận lương gross
Nếu người lao động nhận lương gross, có thể tính lương net theo công thức sau:
Lương net = Lương gross – (BHXH + BHYT + BHTN) – Thuế TNCN (nếu có)
Để hiểu rõ hơn về cách tính lương net khi nhận lương gross, ta có thể tham khảo ví dụ sau:
Anh A làm nhân viên kinh doanh cho công ty B với mức lương gross là 20 triệu đồng/tháng. Như vậy:
Lương net thực nhận của anh A = 20 triệu đồng – các khoản đóng bảo hiểm – thuế TNCN (nếu có).
Trong đó:
Các khoản đóng bảo hiểm:
– Bảo hiểm xã hội: 20 triệu đồng x 8% = 1,6 triệu đồng
– Bảo hiểm thất nghiệp: 20 triệu đồng x 1% = 200.000 đồng
– Bảo hiểm y tế: 20 triệu đồng x 1,5% = 300.000 đồng
Tổng số tiền anh A phải trích để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc/tháng là:
1,6 triệu đồng + 200.000 đồng + 300.000 đồng= 2,1 triệu đồng
Thuế TNCN (nếu có):
Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất
Trong đó, người lao động được giảm trừ gia cảnh đối với chính bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng và các khoản bảo hiểm bắt buộc.
Ví dụ: Anh A có 01 người phụ thuộc, trong tháng anh A không đóng góp từ thiện, thuế TNCN của anh A được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế của anh A: 20 triệu đồng
– Giảm trừ gia cảnh với chính bản thân: 11 triệu đồng
– Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: 2,1 triệu đồng
Thu nhập tính thuế của anh A:
20 triệu đồng – 11 triệu đồng – 4,4 triệu đồng – 2,1 triệu đồng = 2,5 triệu đồng
Nếu anh A ký hợp đồng lao động trên 03 tháng, thuế thu nhập cá nhân của anh A được tính theo biểu lũy tiến từng phần. Thuế thu nhập cá nhân của anh A là 2,5 triệu đồng thì thuộc bậc 1 với thuế suất là 5%.
Do đó, tiền thuế TNCN anh A phải đóng là: 2,5 triệu đồng x 5% = 125.000 đồng.
Vậy, số tiền thực nhận mỗi tháng của anh A là:
20 triệu đồng – 2,1 triệu đồng – 125.000 đồng = 17,775 triệu đồng
Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lương gross và lương net và có sự lựa chọn phù hợp. Nếu còn câu hỏi, vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.