5 Công thức tính thể tích quan trọng đừng bỏ lỡ

Công thức tính thể tích của một hình là điều vô cùng quan trọng, từ đó bạn có thể tính được hình đó chiếm bao nhiêu phần trong không gian ba chiều. Bằng những công thức đơn giản, người ta có thể tính toán chính xác lượng thể tích (lượng nước, không khí hoặc cát…) mà hình đó chứa được bằng nhiều vật thể khác nhau. Theo dõi ngay bài viết sau đây để nắm rõ 5 công thức tính thể tích quan trọng.

1. Các đơn vị tính thể tíchCác đơn vị tính thể tích

Các đơn vị đo thể tích bao gồm: centimet khối (cm3); mét khối (m3); inch khối (in3) và feet khối (ft3). Dựa vào các công thức tính thể tích mà bạn có thể tính được thể tính của một hình. Đa phần các công thức có thể hao hao giống nhau, tuy nhiên bạn cần nhận diện các đặc điểm riêng biệt của chúng để tránh nhầm lẫn.

2. Công thức tính thể tích hình lập phươngCông thức tính thể tích hình lập phương

Hình lập phương là một hình khối 3 chiều, với 6 mặt là hình vuông. Đây là một hình hộp chữ nhật có các cạnh bằng nhau.  

Ví dụ: Viên xúc xắc là hình lập phương, khối rubik là hình lập phương.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Tham khảo ngay công thức tính khối lượng riêng của một số chất

Công thức tính thể tích hình lập phương: Đó là: V = s3 với V là thể tích, s là cạnh của hình lập phương.

Suy ra s3 = s * s * s (vì tất cả các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau).

Ví dụ: Nếu cạnh của hình lập phương là 5cm, ta sẽ có thể tích hình này được tính theo công thức: V = 5*5*5 =125 cm3, đây chính là thể tích của hình lập phương, cần nhớ đơn vị đo thể tích là mũ 3.

3. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhậtcông thức thể tích hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật còn có tên gọi khác là lăng kính chữ nhật, đó là một khối 3 chiều với 6 mặt đều là hình chữ nhật. Hình lập phương chính là dạng đặc biệt của hình hộp chữ nhật với các cạnh của hình hộp chữ nhật bằng nhau. 

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật V= lwh. Trong đó V là thể tích, l chính là cạnh dài nhất của mặt hình hộp chữ nhật, w là chiều rộng và h là chiều cao của hình hộp chữ nhật.

Ví dụ: Một hình hộp chữ nhật có l = 4cm, w = 3 cm, h = 6cm, khi thay vào công thức tính giá trị thể tích ta sẽ có V= 4*3*6 = 72 cm3. 

4. Công thức tích thể tích hình trụ trònthể tích hình trụ tròn

Hình trụ tròn là một hình khối không gian, có 2 đáy bằng nhau là hai hình tròn, một mặt trong nối liền hai đáy. Ví dụ như cục pin là vật thể có hình trụ tròn.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Công thức tính điện năng tiêu thụ cơ bản và hiệu quả

Công thức tính thể tích hình trụ tròn: V = πr2h với V là Thể tích, r là bán kính của mặt đáy, h là chiều cao của hình trụ, và π là hằng số pi (3,14).

Trong trường hợp biết được đường kính (là d) của hình trụ tròn, thì ta có thể tính được bán kính hình trụ tròn bằng cách chia giá trị d cho 2. d = 2r 

Công thức tính diện tích mặt đáy của hình trụ tròn: A = πr2. Nếu đã biết đường kính mặt đáy, ta có thể tính theo công thức d=2r

5. Công thức tính thể tích hình chópthể tích hình chóp

 Hình chóp là một hình khối không gian có dày là một đa giác và các mặt bên của hình giao nhau tại 1 điểm gọi là đỉnh hình chóp. Hình chóp đa giác đều là hình chóp có đáy là 1 đa giác đều. Nếu hình chóp có đáy là hình tròn thì nó được gọi là hình nón. 

Công thức tính thể tích hình chóp đa giác đều: V=1/3bh. Trong đó b là thể tích mặt đáy, h là chiều cao hình chóp (từ đỉnh tới mặt đáy).

Các tính diện tích mặt đáy của hình chóp phụ thuộc vào số cạnh của đa giác tạo nên hình này. A = s2. Nếu hình chóp có đáy là hình tam giác thì công thức sẽ là A = 1/2bh. Nếu đáy là bất kỳ một đa giác nào thì ta tính theo công thức A = 1/2pa, với A là diện tích, p là chu vi và a là trung đoạn, trung đoạn chính là khoảng cách từ tâm của của đa giác tới trung điểm của một cạnh bất kỳ.

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Công thức tính diện tích hình thang cơ bản và đầy đủ nhất

6. Công thức tính thể tích hình nónhình nón

Hình nón là một hình không gian ba chiều, là hình chóp có đáy là hình tròn. 

Công thức tính thể tích hình nón: V = 1/3πr2h trong đó r là bán kính mặt đáy, h là chiều cao của hình nón và π là hằng số pi, ta có thể làm tròn và lấy giá trị của π là 3,14. 

Ta có thể tính diện tích mặt đáy hình nón theo công thức: A = πr2.

Thông qua bài viết 5 công thức tính thể tích quan trọng, (hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn, hình chóp, hình nón) bạn có thể dễ dàng ghi nhớ và áp dụng để giải bài tập toán hình học không gian. Các công thức trên đều có sự liên quan mật thiết đến những công thức tính diện tích các hình trong khối hình, do đó bạn có thể liên hệ và kết hợp với các công thức khác. 

Hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn, hình chóp, hình nón đều là các hình mà bộ môn toán hình học không gian phải học qua, chính vì vậy việc ghi nhớ những công thức này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong suốt quá trình học tập. Chúc các bạn học tập tốt. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button