Mục lục

Chỉ báo CCI là công cụ giúp nhà đầu tư nhận biết xu hướng của thị trường. Chỉ báo này có độ chính xác khá cao ngay cả khi thị trường đang biến động mạnh mẽ. CCI được sử dụng phổ biến bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vậy CCI là gì và cách sử dụng thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chỉ báo CCI trong chứng khoán
Chỉ báo CCI trong chứng khoán

CCI là gì?

CCI (Commodity Channel Index) – chỉ số kênh hàng hóa, là một chỉ báo được sử dụng để dự đoán xu hướng thị trường hàng hóa. Chỉ báo này được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980. Ngày nay, CCI được áp dụng phổ biến trong các thị trường tài chính như chứng khoán, tiền mã hóa và ngoại hối.

CCI sử dụng mức giá trong các thời điểm để đo lường sự biến động của thị trường. Nhà đầu tư dựa vào biến động đó để xác định vùng quá mua và quá bán, đồng thời đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường; từ đó, đưa ra các điểm giao dịch hợp lý.

Chỉ báo CCI là gì?
Chỉ báo CCI là gì?

Công thức tính CCI

Để hiểu rõ hơn về chỉ báo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu công thức cụ thể như sau:

CCI = (AP – MA)/MD x 1/0,015

Trong đó:

  • AP (Average Price) là trung bình của 3 mức giá trong phiên

AP = (Giá đóng cửa + Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/3

  • MA (Moving Average) là đường trung bình động, được tính bằng cách lấy trung bình của giá đóng cửa trong n phiên giao dịch.
Có Thể Bạn Quan Tâm :   IEO là gì? Hướng dẫn đầu tư IEO cho người mới

MA = (Giá đóng cửa phiên 1 + Giá đóng cửa phiên 2 + .. + Giá đóng cửa phiên n) / n

  • MD (Moving Deviation) là độ lệch chuẩn của đường MA

MD = { ( MA – AP1) + (MA – AP2) +…+ (MA – APn)} / n

  • 0,015 là hằng số để điều chỉnh các giá trị của chỉ báo và nằm trong khoảng từ -100 đến +100.

Hiện tại, có các phần mềm tính toán chỉ báo này giúp nhà đầu tư tiện lợi hơn khi sử dụng.

Ý nghĩa của chỉ báo CCI

Chỉ báo này cung cấp những tín hiệu quan trọng trên thị trường. Những tín hiệu này giúp nhà đầu tư tìm ra điểm giao dịch hợp lý, cụ thể như sau:

Dùng làm chỉ báo xu hướng

Chỉ báo CCI được sử dụng để dự đoán đúng xu hướng thị trường dựa vào sự dao động của CCI:

  • Chỉ báo dao động từ 0 đến 100: Xác định xu hướng tăng và mức tăng giá mạnh của thị trường.
  • Chỉ báo dao động từ 0 đến -100: Xác định xu hướng giảm và đà giảm giá mạnh của thị trường.

Từ đó, nhà đầu tư có thể xác định xu hướng để đặt lệnh giao dịch.

Phát hiện khung hình phân kỳ

Tương tự như RSI, MACD, chỉ báo CCI cũng có thể xuất hiện khung hình phân kỳ. Khi đó, giá trị của đồ thị giá và đường chuyển động của CCI sẽ đi theo hướng ngược nhau. Điều này được coi là tín hiệu đảo chiều được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chờ đợi.

  • Phân kỳ tăng giá: Khi này, giá trị của đồ thị giá đang có xu hướng giảm trong khi chỉ báo CCI có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy xu hướng có khả năng cao sẽ đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua ở vùng giá này.
  • Phân kỳ giảm giá: Khi này, giá trị của đồ thị giá đang có xu hướng tăng trong khi chỉ báo CCI có xu hướng giảm đi. Điều này cho thấy sức mạnh của thị trường đã giảm và khả năng cao sẽ đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán để tránh rủi ro trên thị trường.
Có Thể Bạn Quan Tâm :  

Xác định vùng quá mua và quá bán

Vì chỉ báo CCI chạy trong khoảng từ -100 đến 100, ta có thể xác định vùng giá quá mua và quá bán. Cụ thể như sau:

  • Nếu giá trị của chỉ báo vượt qua mốc 100, cho thấy thị trường đang ở vùng quá mua. Lúc này, khả năng cao giá trị của đồ thị giá sẽ điều chỉnh giảm.
Vùng giá quá mua và quá bán của chỉ báo CCI
Vùng giá quá mua và quá bán của chỉ báo CCI
  • Nếu giá trị của chỉ báo giảm dưới mốc -100, cho thấy thị trường đang ở vùng quá bán. Lúc này, khả năng cao giá trị của đồ thị giá sẽ điều chỉnh tăng trong thời gian sắp tới.

Đặc điểm của chỉ báo CCI

Chỉ báo CCI là một đường trung bình dao động xung quanh mức 0, chạy từ -100 đến 100. Các thông số này có thể giúp nhà đầu tư nhận biết được xu hướng thị trường:

  • Chỉ báo từ 0 đến 100: Thị trường xác nhận đang trong xu hướng tăng.
  • Chỉ báo ở mức > 100: Thị trường đang ở vùng giá quá mua. Giá có thể đảo chiều giảm trong ngắn hạn.
  • Chỉ báo từ 0 đến -100: Thị trường xác nhận đang trong xu hướng giảm.
  • Chỉ báo ở mức < -100: Thị trường đang ở vùng giá quá bán. Giá có thể đảo chiều giảm trong thời gian sắp tới.
  • Khi chỉ báo dao động xung quanh mức 0, thị trường đang trong giai đoạn tích lũy.
Có Thể Bạn Quan Tâm :   Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Chỉ báo này không có giới hạn về giá trị, khoảng 75% đường chuyển động của CCI nằm trong khoảng từ -100 đến 100. Phần còn lại nằm ngoài khoảng này.

Cách giao dịch với chỉ báo CCI

Giao dịch theo xu hướng của chỉ báo

  • Đối với lệnh mua: Nhà đầu tư nên đặt lệnh mua khi chỉ báo vượt qua mốc +100. Đây được coi là tín hiệu cho thấy giá đồ thị sẽ tăng sau khi đã giảm trước đó.
  • Đối với lệnh bán: Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán khi chỉ báo giảm xuống dưới mốc -100. Đây là tín hiệu cho thấy giá đồ thị sẽ giảm sau khoảng thời gian tăng trước đó.

Giao dịch theo tín hiệu khung hình phân kỳ

  • Đối với khung hình phân kỳ tăng: Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua khi xuất hiện khung hình phân kỳ tăng. Lúc này, giá trị của đồ thị giá đang có xu hướng giảm nên nhà đầu tư có thể mua với giá thấp.
Khung hình phân kỳ giảm của chỉ báo CCI
Khung hình phân kỳ giảm của chỉ báo CCI
  • Đối với khung hình phân kỳ giảm: Nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán khi xuất hiện khung hình phân kỳ giảm. Lúc này, giá trị của đồ thị giá đang “neo” ở vùng giá cao và việc bán ra sẽ tối ưu hóa lợi nhuận.

Kết luận

Chỉ báo CCI giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng của thị trường dựa vào đồ thị giá của chỉ số kênh hàng hóa. Chỉ báo này cũng cung cấp các điểm giao dịch hợp lý nhờ khả năng phát hiện khung hình phân kỳ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên kết hợp với các chỉ báo khác để đảm bảo hiệu quả giao dịch và đầu tư.

Back to top button