Brand guidelines là gì? Lưu ý quan trọng để xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu chuyên nghiệp


Định nghĩa quy chuẩn thương hiệu (Brand Guidelines)

Các doanh nghiệp ngày nay luôn cố gắng tạo sự nhận thức với khách hàng thông qua việc áp dụng các phương thức nhận diện thương hiệu hoặc chiến lược tiếp thị độc đáo và ấn tượng. Tuy nhiên, chỉ có tính thẩm mỹ không đủ, chúng cần phải thể hiện tính cách và đặc trưng của thương hiệu và tạo sự nhất quán cho toàn bộ các thành phần như logo, khẩu hiệu, tờ rơi, catalog, văn phòng phẩm, bao bì,… Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có quy chuẩn thương hiệu.

Quy chuẩn thương hiệu là tập hợp các quy định, gồm các thành phần như màu sắc (color), kiểu chữ (typography), hình ảnh thương hiệu (brand visual),… giúp định hướng cho thiết kế của doanh nghiệp có tính đồng bộ và trọn vẹn nhất. Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm sẽ được hoàn thiện theo một cách thống nhất, mang trong mình sắc thái riêng của thương hiệu. Với sự hỗ trợ của quy chuẩn thương hiệu, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh mẽ trong mắt khách hàng.

>>> Tìm hiểu thêm: Brand Image là gì? 6 yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu

Gồm những thành phần nào?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy chuẩn thương hiệu riêng, nhưng nhìn chung chúng bao gồm các điểm chung sau:

Tổng quan về thương hiệu

Đây là phần mô tả chung về doanh nghiệp để mọi người hiểu rõ hơn về văn hóa, tinh thần làm việc của tổ chức thông qua sứ mệnh (mission statement). Mục tiêu này thể hiện những giá trị cốt lõi mà tất cả các chiến lược kinh doanh hoặc thành phần trong thương hiệu sẽ tuân thủ để đạt được mục tiêu cụ thể. Sứ mệnh trong quy chuẩn thương hiệu định hướng cho:

  • Nội dung trên blog
  • Thông điệp quảng cáo
  • Hình ảnh truyền thông
  • Khẩu hiệu hoặc cụm từ gắn kết

Logo và cách sử dụng

Logo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quy chuẩn thương hiệu và tương tác trực tiếp với người dùng. Để đáp ứng các mục tiêu đó, logo không chỉ cần đẹp mà còn cần chứa đựng ý nghĩa, câu chuyện và thông điệp truyền cảm hứng để tồn tại lâu dài trên thị trường và trong tâm trí khách hàng. Trong quy chuẩn thương hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý khả năng linh hoạt điều chỉnh màu sắc và kiểu dáng của logo để đáp ứng yêu cầu trong từng tình huống và trường hợp cụ thể.

Có Thể Bạn Quan Tâm :  

Bảng màu sắc chuẩn

Quy chuẩn thương hiệu định rõ mã màu hex chính xác mà doanh nghiệp sử dụng trong thiết kế của mình để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu tiếp thị cụ thể. Ví dụ, quy chuẩn quy định màu nào sẽ được dùng cho logo, màu nào hỗ trợ thiết kế website, blog,… Quy chuẩn về màu sắc sẽ được áp dụng cho thiết kế logo, website, tài liệu truyền thông, sự kiện,… để đảm bảo mọi thứ tuân thủ một sắc thái màu nhất quán trên mọi nền tảng và hoạt động quảng bá. Dần dần, sự chuẩn màu sắc này sẽ trở thành một đặc trưng riêng của thương hiệu, nâng cao tính chuyên nghiệp và đem lại ấn tượng cho khách hàng.

Kiểu chữ (Typography)

Không chỉ logo và màu sắc, kiểu chữ cũng đóng góp vào tính cách thương hiệu và góp phần tạo nên thành công cho một quy chuẩn thương hiệu. Các kiểu chữ được sử dụng trong thiết kế nội dung quảng cáo hoặc thông điệp truyền thông, mỗi kiểu chữ lại mang đến cho người xem những cảm xúc và ấn tượng khác nhau.

Ví dụ, kiểu chữ Serif có các đường thẳng chân, nổi bật với nét thẳng, mảnh mang lại cảm giác cổ điển, thanh lịch và sang trọng, được các thương hiệu cao cấp như Gucci, Rolex, Tiffany & Co,… ưa chuộng. Trong khi đó, các thương hiệu F&B như Fanta, McDonald’s thích kiểu chữ Decorative hoặc Display vì chúng có hình dáng ngộ nghĩnh, độc đáo hơn so với các kiểu chữ khác.

Định hình phong cách hình ảnh

Trong quy chuẩn thương hiệu, phần này định rõ các quy định sử dụng hình ảnh chung cho các hoạt động tiếp thị. Doanh nghiệp cần xác định màu sắc chủ đạo, cách bố trí, nội dung trung tâm và lựa chọn giữa ảnh chuyển động hoặc ảnh tĩnh,…

Nike – thương hiệu giày thể thao cao cấp không còn xa lạ với khách hàng trên toàn thế giới, họ đã thể hiện một cách xuất sắc các hoạt động định hình hình ảnh với hiệu ứng chiếu sáng trong tài liệu truyền thông. Sự tương phản về màu sắc cùng với sự chuyển động mạnh mẽ của người mẫu đã mang tính nhất quán với tính cách năng động, sáng tạo và cá tính của thương hiệu Nike. Các chi tiết có mục đích trong quá trình định hình phong cách hình ảnh của Nike cũng đóng góp vào câu chuyện thương hiệu, tạo ra cảm xúc và ấn tượng sâu sắc cho khách hàng.

Tone giọng nói

Tone giọng nói trong quy chuẩn thương hiệu giúp xác định các vấn đề sau:

  • Đối tượng đọc là ai, có đặc điểm gì?
  • Phong cách bài viết chủ đạo là gì?
  • ‎Nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích hay phân tích chi tiết?
  • Phong cách viết học thuật, chuyên nghiệp hay gần gũi, giải trí?
Có Thể Bạn Quan Tâm :   Markdown là gì? Cách sử dụng Markdown

Quy chuẩn thương hiệu càng cụ thể, rõ ràng thì quá trình truyền đạt thông điệp đến người xem càng hiệu quả, thuận lợi. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn là nhóm người trung niên, có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ, thì thương hiệu cần sử dụng phong cách viết chính thống, súc tích và cung cấp thông tin chuyên sâu nhất có thể. Ngược lại, nếu người đọc là thế hệ Gen Z năng động, thì hãy sử dụng phong cách viết gần gũi, trẻ trung để thu hút tự nhiên.

Tầm quan trọng của quy chuẩn thương hiệu

Quy chuẩn thương hiệu là một phần không thể thiếu nếu muốn xây dựng các chiến lược truyền thông và kinh doanh hiệu quả, vì nó mang lại những lợi ích sau:

Tạo nên một câu chuyện thương hiệu đặc trưng

Quy chuẩn thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác về thương hiệu cho đối tác, khách hàng và những bên liên quan khác. Những thông tin này sẽ được thống nhất cho tất cả các phòng ban và cá nhân trong tổ chức, từ ban quản trị cho đến nhân viên sản xuất bao bì, để mọi người hiểu rõ sứ mệnh, định hướng và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, quy chuẩn thương hiệu mang trong mình cái nhìn màu sắc riêng của tổ chức, sự tóm tắt về phong cách và cá tính của doanh nghiệp và tạo nên một đặc điểm riêng, phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh.

Đảm bảo tính đồng nhất trong các hoạt động kinh doanh của thương hiệu

Để tạo sự nhận biết vững chắc cho quá trình phát triển lâu dài, thương hiệu cần có sự đồng nhất trong mọi ấn phẩm và hoạt động kinh doanh, tiếp thị. Điều này giúp tạo nên tính chuyên nghiệp, tỉ mỉ và tạo được ấn tượng tốt với đối tác. Tất cả các thành phần của quy chuẩn thương hiệu phải được thực hiện theo một tiêu chuẩn nhất quán để khách hàng dễ dàng phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh. Nhờ quy chuẩn thương hiệu, quá trình thiết kế được sáng tạo nhưng vẫn giữ được sự liên kết, hài hòa cho các ấn phẩm.

Tiết kiệm thời gian

Khi đã có sự đồng nhất về chuẩn mực và quy định thiết kế, bộ phận sản xuất dễ dàng trình bày và hoàn thiện sản phẩm mà không cần tốn thời gian để nghĩ ý tưởng, chọn màu sắc và chỉnh sửa nhiều lần. Các mẫu phối cảnh trong quy chuẩn thương hiệu cũng là nguồn cảm hứng tuyệt vời để đội ngũ thiết kế nghĩ ra ý tưởng.

Tổng hợp một số mẫu quy chuẩn thương hiệu đẹp

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Spotify

Có Thể Bạn Quan Tâm :   Bản Mã Tiếng Anh Là Gì – Tiếng Anh Trong Xây Dựng, Tieng

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Nike

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Kiehl’s

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Netflix

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Highlands

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Jamie Oliver

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của McDonald’s

Mẫu quy chuẩn thương hiệu của Pallgo

Mẫu quy chuẩn thương hiệu

Những lưu ý khi tạo quy chuẩn thương hiệu

Để xây dựng một quy chuẩn thương hiệu hoàn chỉnh và tận dụng tối đa giá trị của nó, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề sau:

Xây dựng logo

Như đã phân tích, logo là một trong những thành phần xuất hiện và tạo ấn tượng mạnh cho khách hàng. Vì vậy, quy chuẩn thương hiệu cần chi tiết quy định thiết kế logo, bao gồm màu sắc, tỷ lệ, kiểu chữ,… cũng như các phiên bản màu sắc có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau của logo. Ngoài ra, quy chuẩn thương hiệu cũng cần nêu rõ những sai lầm cần tránh khi sử dụng logo để nhà thiết kế không vi phạm.

Đảm bảo sự nhất quán trong bảng màu

Màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và cảm xúc của người xem, do đó, thương hiệu cần đảm bảo sự nhất quán và hài hòa trong việc phối màu. Chúng ta không thể sử dụng các màu một cách tùy ý mà cần dựa trên các yếu tố khác như logo, biểu tượng, kiểu chữ, cá tính của thương hiệu,… Quy chuẩn thương hiệu sẽ đưa ra lưu ý về việc sử dụng màu sắc như độ bóng, độ tương phản, độ đậm, độ mờ,… giúp các thiết kế đạt được sự lý tưởng.

Phù hợp trong chọn kiểu chữ

Tính cách và thông điệp của thương hiệu được truyền tải trực tiếp thông qua chữ viết, do đó, khi lựa chọn kiểu chữ trong các ấn phẩm truyền thông hay trong quy chuẩn thương hiệu, thương hiệu cần nghiên cứu kỹ về đặc tính doanh nghiệp, sản phẩm, mục tiêu mong muốn. Cùng với kiểu chữ là kích thước, màu sắc chữ,… cũng có tác động lớn đến cảm nhận của người xem, do đó, bạn cần chú ý khi xây dựng quy chuẩn thương hiệu.

Hình ảnh của doanh nghiệp

Phần hình ảnh trong quy chuẩn thương hiệu cần nhất quán với đặc điểm của doanh nghiệp hoặc tính chất của ấn phẩm truyền thông. Ví dụ, nếu thương hiệu theo đuổi phong cách cổ điển, đẳng cấp, không nên sử dụng các hình ảnh liên quan đến trẻ con, ngộ nghĩnh.

Tổng kết:

Hi vọng thông tin về quy chuẩn thương hiệu đã giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò của quy chuẩn trong xây dựng nhận diện thương hiệu. Quy chuẩn thương hiệu càng chi tiết, phù hợp với yêu cầu và định hướng của doanh nghiệp, thì công việc thiết kế càng đơn giản và hiệu quả.

Back to top button